Thí điểm Khu thương mại tự do tại thành phố Đà Nẵng
Sáng 31/5, Quốc hội nghe báo cáo Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết 119 sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, từ đó, góp phần xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu đã đặt ra.

Trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng, đáng chú ý là chính sách là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Theo Bộ trưởng KH&ĐT, pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định về việc thành lập, hoạt động đối với Khu thương mại tự do. Tuy nhiên, đây là mô hình kinh tế phổ biến đã có trên 150 quốc gia. Hiện Việt Nam cũng đã từng bước tiếp cận tới mô hình kinh tế này thông qua việc phát triển những mô hình tương tự có quy mô nhỏ hơn như khu chế xuất, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế… nhằm tiến tới thành lập khu thương mại tự do ở Việt Nam để hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.
Báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Đà Nẵng là chính sách mang tính đột phá, nếu thực hiện thành công sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng và của cả vùng.

Cũng trong sáng 31/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Theo đó, phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; có khả năng ứng phó và thích ứng có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu. Đồng thời phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của cả vùng Bắc Trung Bộ.
Về bộ máy tổ chức, dự thảo đề xuất Nghệ An có không quá 5 phó chủ tịch tỉnh, còn UBND thành phố Vinh có không quá 4 phó chủ tịch. Theo quy định hiện hành, chỉ Hà Nội và TPHCM được phép có 5 phó chủ tịch UBND, các thành phố trực thuộc trung ương còn lại có không quá 4 phó chủ tịch.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
0