Thế hệ trẻ với tình yêu nước qua âm nhạc

Ngày nay, qua góc nhìn của người trẻ, các ca khúc yêu nước được khoác lên mình một diện mạo mới – hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần.

Âm nhạc là một cách tuyệt vời để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Dù là nói về hòa bình, lòng biết ơn hay khát vọng bảo vệ Tổ quốc, thì những ca khúc ấy vẫn chạm được vào trái tim người nghe một cách rất tự nhiên và gần gũi.

Ca khúc "Tự hào màu áo lính" của nhạc sĩ Nguyễn Thái Học tạo nên "cơn sốt" với hơn 1 tỷ lượt xem trên nền tảng TikTok và 6 triệu lượt xem trên YouTube. Những giai điệu của bài hát trở nên quen thuộc và được giới trẻ yêu thích, đưa hình ảnh người lính thời bình trở nên gần gũi lan tỏa trên mạng xã hội.

Một giai điệu nhẹ nhàng nhưng hào sảng cũng "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội. Đó là ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Ca khúc đã đạt hơn 2 tỷ lượt xem trên các nền tảng, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, khắp nơi đều vang lên ca khúc ngợi ca lòng yêu nước,

Đặc biệt, bản remix dài 45 giây do producer Đức Tư thực hiện càng khiến sức lan tỏa của "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" thêm mạnh mẽ, truyền cảm hứng trách nhiệm cho thế hệ trẻ hôm nay.

Trong khi đó, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương lại thể hiện tình yêu nước bằng sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo (AI) MV “Bản Tuyên Ngôn” tái hiện chân thực các cột mốc lịch sử hào hùng của dân tộc bằng công siêu thực mang đến cách tiếp cận lịch sử mới mẻ, truyền tải thông điệp về niềm tự hào và trách nhiệm của thế hệ hôm nay.

Mới đây, nhóm nhạc Oplus đã ra mắt "#VN1945", dự án làm mới những bài ca cách mạng theo phong cách hiện đại. Bằng những bản phối và cách hát mang hơi thở hiện đại, truyền tải cảm nhận của thế hệ nối tiếp, OPlus mong muốn là sợi dây kết nối giữa thế hệ sinh ra trong thời chiến, thời hậu chiến và thế hệ trẻ ngày nay.

Từ những sáng tác mới cho đến cách tiếp cận hiện đại, có thể thấy một xu hướng tích cực trong thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam. Sự kết hợp giữa những giá trị cao đẹp với tư duy và góc nhìn mới, thế hệ trẻ đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

50 năm sau ngày non sông liền một dải, đất nước ta đã chuyển mình đầy mạnh mẽ. Những người trẻ hôm nay - sinh ra và lớn lên trong thời bình - có thể tự do mơ ước, học hành, làm nghệ thuật, sáng tạo và vươn ra thế giới. Nhưng bên trong sự tự do ấy là trách nhiệm hay là một đặc quyền? Hãy cùng gặp gỡ Thu Quỳnh - một nghệ sĩ trẻ có nhiều suy ngẫm về vai trò của thế hệ đối với đất nước.

Cuộc thi Siêu mẫu nhí Toàn năng 2025, do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức, đã chính thức khép lại.

Chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội vào tối 2/5, góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn và lan tỏa thông điệp hòa bình, đặc biệt là tình hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam - Liên bang Nga.

Để kịp đại diện nhan sắc Việt tranh tài tại cuộc thi "Miss World 2025", Hoa hậu Ý Nhi đã bảo lưu một kỳ học tại Úc, bay trở về Việt Nam và đang rốt ráo tập luyện mọi kỹ năng cần thiết trước khi lên đường tham dự đấu trường sắc đẹp lớn nhất thế giới này.

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít. Cục Công tác chính trị, Bộ Công an đã chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm tổ chức chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng”. Dự chương trình có Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

"Mưa đỏ" là bộ phim có đề tài về chiến tranh cách mạng, tái hiện trận chiến khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với sự tham gia của nhiều nhà sáng tạo nội dung trẻ (TikToker) như Nguyễn Lạc Huy, Hà Pu, Hải Triều, David Vinh, Phạm Vinh và Đào Lê Phương Hoa.