Thế giới trải qua tháng 7 nóng nhất lịch sử
Theo đó, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 cao hơn 2,18 độ F (1,21 độ C) so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 60,4 độ F (15,8 độ C). Mức tăng này đã góp phần gây ra các đợt nắng nóng đáng kể ở các khu vực Địa Trung Hải và vùng Vịnh, với châu Phi, châu Âu và châu Á trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ ghi nhận tháng nắng nóng thứ hai. NOAA cho biết, hiện có 77% khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay.
Dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ lại trái ngược với dữ liệu của Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus (C3S), vốn cho rằng nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2024 thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai cơ quan đều có chung quan điểm về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ liên tục phá kỷ lục trước đây.
Trong khi đó, nhiệt độ đại dương cũng ghi nhận tháng ấm thứ hai trong lịch sử, chấm dứt chuỗi 15 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Nhiệt độ bề mặt biển cao hơn mức trung bình ở hầu hết các khu vực, trong khi một số vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương và Đông Nam Thái Bình Dương lại thấp hơn mức trung bình.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0