Thế giới kêu gọi Iran và Israel kiềm chế

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Mỹ “hết lòng bảo vệ Israel”. Trong một tuyên bố, ông Biden cho biết: “Cam kết của chúng tôi đối với an ninh của Israel trước các mối đe dọa từ Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này rất vững chắc”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi ngừng ngay lập tức các hành động thù địch ở Trung Đông.

“Tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa để tránh bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến đối đầu quân sự lớn trên nhiều mặt trận ở Trung Đông”. “Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cả khu vực và thế giới đều không thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh nữa”, ông Guterres nói trong một loạt tweet trên nền tảng X.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ quyền của Israel trong việc bảo vệ chính mình và người dân khỏi các cuộc tấn công này.”
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về “sự leo thang hiện tại”, đồng thời nói thêm rằng đó là “sự lan tỏa của cuộc xung đột ở Gaza” và lệnh ngừng bắn cần được thực hiện ngay lập tức. Bắc Kinh kêu gọi “các bên liên quan bình tĩnh và kiềm chế để ngăn chặn leo thang thêm nữa”.
Pakistan cho biết các cuộc tấn công là “hậu quả của sự phá vỡ chính sách ngoại giao”. Một tuyên bố của chính phủ Pakistan cho biết: “Trong nhiều tháng qua, Pakistan đã nhấn mạnh sự cần thiết của các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn sự chiến sự lan rộng trong khu vực và để đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza”.
Saudi Arabia, một đối thủ lớn trong khu vực của Iran, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn bất kỳ điều gì khiến cuộc khủng hoảng “thêm trầm trọng”, đồng thời cảnh báo về “hậu quả thảm khốc” nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bộ Ngoại giao Ai Cập gọi những diễn biến mới nhất là “sự leo thang nguy hiểm”. Họ nói rằng những hành động thù địch mới nhất chính là kết quả trực tiếp của những gì Ai Cập đã nhiều lần cảnh báo, liên quan đến nguy cơ xung đột lan rộng trong khu vực do cuộc chiến của Israel trên Dải Gaza và các hành động quân sự khiêu khích đang được thực hiện tại khu vực.”
Qatar, quốc gia vẫn đóng vai trò trung gian hoà giải trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Iran, bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” và kêu gọi tất cả các bên “chấm dứt leo thang, xoa dịu căng thẳng và kiềm chế tối đa”.
Trong một tuyên bố trên X, Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng Vương quốc Anh sẽ “tiếp tục đứng lên bảo vệ an ninh của Israel và của tất cả các đối tác khu vực, bao gồm Jordan và Iraq.

Ngoài ra, nhiều nhà lãnh đạo các nước châu Âu như Đức, Đan Mạch, Pháp, Na Uy và Áo cũng đã đưa ra tuyên bố sau cuộc tấn công của Iran.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0