Thấy gì từ việc Tổng thống Trump trừng phạt Nam Phi?

Ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, theo đó đình chỉ nguồn tài trợ của nước này dành cho Nam Phi vì đạo luật cải cách ruộng đất.

Nam Phi đã bác bỏ những cáo buộc và lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng viện trợ cho quốc gia châu Phi này.

Ông Trump viện dẫn đạo luật của Nam Phi cho phép tịch thu không bồi thường đất đai của tư nhân trong những trường hợp nhất định để phục vụ lợi ích cộng đồng làm lý do. Ông Trump nhìn nhận đạo luật này phân biệt đối xử đối với người da trẳng thiểu số ở Nam Phi. Trong cùng biện luận cho động thái này, ông Trump viện dẫn việc phía Nam Phi tỏ thái độ bất lợi cho Israel trong cuộc chiến tranh với Hamas ở dải Gaza khi tố cáo Israel phạm tội diệt chủng tại Toà án Công lý của Liên hợp quốc.

Liên quan đến đạo luật cải cách ruộng đất của Nam Phi và việc thực thi cho đến nay, có thể thấy những cáo buộc của ông Trump không có căn cứ xác thực. Đạo luật này không nhằm mục đích phân biệt đối xử. Nó động chạm đến một thực tiễn lịch sử và nhằm khắc phục hệ luỵ của quá khứ lịch sử trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền hiện tại của Nam Phi là chỉ 7% dân số chiếm hữu 70% diện tích đất đai canh tác. Ông Trump mời chào những người da trắng mà ông Trump coi là bị phân biệt đối xử bởi đạo luật này di cư sang Mỹ và định cư ở Mỹ, nhưng không có ai ở Nam Phi tận dụng cử chỉ này. Ông Trump muốn giải cứu những người không muốn nhận sự giải cứu của ông Trump.

Ông Trump làm như vậy trước hết là làm hài lòng tỷ phú Elon Musk. Người này vốn sinh ra và lớn lên ở Nam Phi. Ông Musk không hề giấu giếm thái độ và hành động chống đối chính quyền ở Nam Phi kể từ sau khi hình thành nền dân chủ. Ai cũng biết ông Musk thần thế như thế nào trong chính quyền của ông Trump.

Ông Trump dùng cuộc tấn công này nhằm vào Nam Phi để thể hiện ủng hộ Israel, răn đe những quốc gia, đối tác không thân thiện với Israel và hậu thuẫn Palestin. Thông qua Nam Phi, ông Trump răn đe cả nhóm Brics mà Nam Phi là thành viên. Nam Phi còn không thuận theo Mỹ trong chuyện cuộc chiến tranh ở Ukraine và ở dải Gaza. Ông Trump chọn Nam Phi làm mục tiêu tấn công trong diện đối tác này vì Nam Phi dễ bị tổn thương nhất, Nam Phi nhận được viện trợ nhân đạo và phát triển rất lớn của Mỹ, do vậy sẽ "bị đau" hơn cả bởi cú đòn này của ông Trump.

Đối với chính trị thế giới và quan hệ quốc tế, việc ông Trump mượn "chuyện này làm chuyện nọ" tạo tiền đề và gây hệ luỵ rất tai hại bởi đấy thực chất là can thiệp vào chuyện nội bộ của kẻ khác, bởi mở lối cho nước này gây hấn với bên không thân thiện với đồng minh của họ và bởi viện trợ cũng như thuế quan, trở thành vũ khí thần diệu trong cuộc chơi địa chiến lược thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.