Tháo gỡ vướng mắc để khơi dòng du lịch sông Hồng

Với tiềm năng sẵn có, tuyến du lịch sông Hồng có thể trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, để khai thác một cách bài bản, cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng.

Theo các chuyên gia, để khai thác một cách bài bản tuyến du lịch sông Hồng thì cần có 4 bến thủy nội địa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng hiện tại, Hà Nội chỉ có bến Chương Dương Độ là đáp ứng được các yêu cầu, còn lại hầu hết đều là bến đò ngang dân sinh, bến tạm, không bảo đảm an toàn cho du khách.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện phát triển du lịch châu Á cho biết: “Chúng ta đều biết, các thành phố khác như: sông Hàn (Đà Nẵng) đã phát triển rất tốt các tuyến du lịch trên sông hay như dòng sông Sài Gòn đã thu hút được một lượng khách lớn. Đối với sông Hồng thì thực sự là có vấn đề, đó chính là nút thắt về mặt bến đỗ, quy hoạch cho hành trình này và kể cả việc cấp phép cho hệ thống tàu cũng rất khó khăn”.

Bên cạnh đó, việc thiếu các sản phẩm du lịch đa dạng và sự hạn chế trong việc lựa chọn thời gian trải nghiệm tuyến cũng gây ra những bất tiện cho du khách khi chọn hình thức du lịch đường thủy.

Ông Vũ Văn Tuyên, Tổng Giám đốc Travelogy Việt Nam cho biết: “Khó khăn về việc chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách: hiện nay chỉ có hai con tàu lớn với số lượng 74 hoặc hơn 40 chỗ; mặt khác lại không có tour hằng ngày nên hành khách sẽ phải bao trọn tuyến hoặc sẽ phải đợi đến cuối tuần có đông khách đặt thì mới có thể trải nghiệm được, đây là một trong những điểm khó khăn của các đơn vị lữ hành”.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Hạ tầng, bến bãi của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, dù đã đầu tư rất nhiều nhưng chúng ta mới chỉ khai thác một số điểm du lịch dọc tuyến. Phương hướng sắp tới của Sở trong việc cải thiện các vướng mắc trong khai thác du lịch sông Hồng là kết nối nhiều hơn các điểm này và đầu tư hạ tầng để gia tăng trải nghiệm của khách du lịch”.

Với tiềm năng sẵn có, tuyến du lịch sông Hồng có thể trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, để khai thác một cách bài bản, cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong đó, cần chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch sông Hồng bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, từ đó góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Một chương trình văn hóa đặc biệt đã diễn ra chiều nay, 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội: Ca khúc Việt - lời Nga.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với Thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.

Tại Dự thảo Luật Xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi do Bộ Tư pháp soạn thảo, đơn vị này đã đề xuất cơ quan chức năng được bán ngay phương tiện giao thông vi phạm để tránh hư hỏng, lãng phí nếu không có kho bãi đủ điều kiện tạm giữ.

Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Triển lãm “Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”.

Cơ quan lập quy hoạch cần phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thay vì tự lập quy hoạch để “tránh tư duy nhiệm kỳ”. Đây là ý kiến được đưa ra trong cuộc họp tại tổ vào chiều 10/5 của Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 45 vào chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội.