Tháo gỡ vướng mắc cho khoảng 1.500 dự án đang tồn đọng
Ngày 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
Qua rà soát và báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, cả nước có khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau. Trong đó có cả các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách và các dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Tuy nhiên, do chất lượng báo cáo của các cơ quan, đơn vị không đồng đều; báo cáo của các địa phương chưa sát thực tế, chưa cung cấp đủ thông tin, số liệu các dự án; vẫn còn tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc nên cần tiếp tục đánh giá thêm và nỗ lực hơn trong xử lý các vướng mắc tại các dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn, vừa tháo gỡ các ách tắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp; vừa giải tỏa được các nguồn lực rất lớn, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân từ các dự án này; vừa tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường và góp phần chống lãng phí như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Do đó phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác; qua đây cũng xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án khó khăn, vướng mắc kéo dài, phản ánh đúng tình hình, để phân tích được nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp khả thi, hiệu quả; cập nhập, chia sẻ thông tin cho các bộ, ngành Trung ương; phân công quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm; tiếp tục hướng dẫn chung cho các bộ, ngành, địa phương dễ làm, dễ xây dựng cơ sở dữ liệu; đặc biệt, cần tập hợp, chỉ rõ các nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Chính phủ để xử lý theo phạm vi chức năng, thẩm quyền của Chính phủ.
Cho rằng số dự án khó khăn, vướng mắc có thể chưa thống kê hết, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng Văn phòng Chính phủ dự thảo tiếp một Công điện của Thủ tướng Chính phủ rà soát lại các công việc, định hướng, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại các dự án tồn đọng, vướng mắc, đề xuất các phương án xử lý phù hợp, khả thi, hiệu quả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2025; nếu không báo cáo đúng ngày này, sau khi “khóa sổ” thì lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm về sau.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
0