Thành phố Hồ Chí Minh dồn nguồn lực chống dịch sởi

Trong ba tháng qua, TP.HCM ghi nhận 432 ca mắc sởi ở 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm tới hơn 55%.

Sau khi công bố dịch sởi trên địa bàn ngày 27/8, Thành phố cân nhắc tiêm vaccine cho trẻ 6 tháng tuổi thay vì đợi đến 9 tháng tuổi như bình thường. Các bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM đang dồn nguồn lực, lên phương án cho tất cả các tình huống, chuẩn bị dự trù thuốc, vật tư y tế.

19 tháng tuổi, bé Hải Đăng từ Đắk Lắk nhập viện Nhi đồng 1 tại TP.HCM với chẩn đoán hen suyễn. Hiện tại, Hải Đăng được bệnh viện tiêm miễn phí vaccine phòng sởi. Bố bệnh nhân Nguyễn Hải Đăng chia sẻ: "Bé điều trị hôm nay là ngày thứ 4 rồi. Hôm nay bác sĩ trưởng khoa có hướng dẫn để bé xuống tiêm vaccine sởi miễn phí".

Bệnh viện Nhi đồng 1 tiêm vaccine cho trẻ em.

Từ khi phát hiện trường hợp bệnh sởi đầu tiên, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chủ động tiêm phòng sởi cho trẻ có nguy cơ mắc đang nằm viện và người thân của trẻ, miễn phí tiền công khám, tiêm thuốc và theo dõi sau tiêm.

Hiện nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phân luồng, các bệnh nhi có triệu chứng sốt, ho sẽ được đưa vào khu vực khám sàng lọc sởi. Nếu suy hô hấp, lập tức bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng cách ly ở khoa cấp cứu, khu điều trị nhiễm riêng biệt.

Số liệu mới nhất, từ tháng 6, số ca nội trú do sởi nhập viện tăng cao, nhất là từ đầu tháng 8. Bệnh viện ghi nhận 368 trường hợp nhập viện, trong đó có 11% là ca nặng phải nằm phòng hồi sức.

BS CKII Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết: "Chúng tôi chuẩn bị tất cả các loại thuốc như thuốc hiếm, thuốc ít sử dụng về giải độc cũng như các loại thuốc phục vụ cho dịch. Chúng tôi chủ động làm sao để mà có nguồn hàng thuốc cũng như trang thiết bị để sẵn sàng. Nhi đồng 1 có thể nói là không thiếu thuốc cho chống dịch, đặc biệt là dịch sởi. Mỗi năm chúng tôi đều lên kế hoạch để dự trù thuốc. Cho nên tới thời điểm bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng".

TP.HCM dồn nguồn lực để chống dịch sởi.

Để đảm bảo các bệnh viện có đủ thuốc điều trị bệnh sởi, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM mới đây đã kiến nghị Bộ Y tế sớm lập trung tâm lưu trữ quốc gia về thuốc hiếm, trong đó bao gồm các thuốc trị bệnh thường gặp như sởi. Về phía các bệnh viện cũng đã lên kế hoạch dự phòng để chống dịch.

Trước diễn biến của dịch sởi tại TP.HCM, Bộ Y tế đề xuất TP.HCM xem lại các ổ dịch sởi ở các địa phương, cân nhắc chỉ định tiêm ngừa vaccine sởi đơn cho nhóm trẻ 6-8 tháng, đặc biệt trẻ mắc bệnh nền điều trị trong các bệnh viện, có nguy cơ phơi nhiễm với sởi, dễ trở nặng khi nhiễm sởi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.