Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước

Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước đã được thành lập tại TP Hồ Chí Minh . Việc này đã được quyết nghị tại kỳ họp thứ 11 sáng 19/9/2023, HĐND TP.HCM khóa X . Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, trực thuộc UBND thành phố, sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2024 tới đây.

Ngay sau sự kiện này, phóng viên thường trú Đài Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi phỏng vấn với bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (FFA), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp.

PV: Thưa bà ! Hôm nay, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là sở an toàn thực phẩm trực thuộc UBND đầu tiên của cả nước. Trước thông tin này, dưới góc độ của đại diện hội lương thực thực phẩm thành phố cũng như ở góc độ chuyên môn, bà có đánh giá như thế nào ?

Bà Lý Kim Chi: Tôi cho rằng, việc TP.HCM thông qua việc thành lập Sở An toàn Thực phẩm là quyết tâm rất cao của chính phủ và chính quyền TP trong thời gian qua được quốc hội thông qua. Hôm nay được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua, chúng tôi với tư cách là một hội ngành nghề lương thực thực phẩm, thời gian qua chúng tôi đã cùng với Ban An toàn Thực phẩm tương tác với nhau, hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp từ thủ tục hành chính lẫn trong các vấn đề An toàn Thực phẩm và chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm trước đây. Một thành phố cần quản lý về an toàn thực phẩm như hiện nay, thì việc thành  lập Sở rất phù hợp với xu thế hiện nay.

PV: Như vậy có thể hiểu, việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh có thể là một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm cho người dân thành phố phải không, thưa bà?

Bà Lý Kim Chi: TP.HCM với 13 triệu dân, phải đặt vấn đề an toàn thực phẩm ở mức độ cao, bởi lượng tiêu thụ và sản xuất thực phẩm là rất lớn. Với thành phố đông dân như vậy, thì sự quản lý phải hết sức chặt chẽ, nếu không sẽ xảy ra nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm, liên quan đến toàn bộ sức khỏe người dân. Việc thành lập Sở An toàn thực phẩm rất phù hợp với điều kiện của thành phố.

PV: Với việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, bà có kỳ vọng Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có vai trò như thế nào trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân thành phố?

Bà Lý Kim Chi: Trước đây, khi chưa thí điểm Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm, việc quản lý an toàn thực phẩm có sự phân công của ba sở. Do chưa tập trung, nên có những giai đoạn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nơi này nơi kia;, nhưng từ khi TP.HCM thành lập Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm thì trách nhiệm của ba cơ quan quy về một mối, từ đó đã xử lý và giải quyết rất nhanh gọn và rốt ráo một số vấn đề về an toàn thực phẩm. Đặc biệt là trong 6 năm thí điểm, Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm đã gắn bó, đã hướng dẫn được tất cả những việc về an toàn vệ sinh thực phẩm tại rất tốt cho TP.HCM không bị chậm về thủ tục hành chính và sản xuất cũng như xử lý ngay khi có tình huống xuất hiện liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm. Việc hôm nay chính thức thành lập Sở An toàn thực phẩm cũng là để hợp thức hóa việc của ban, mà từ trước đến giờ chúng tôi cũng luôn luôn sát cánh với Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm vậy .

PV: Theo bà, liệu mô hình này có nên nhân rộng ra rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước?

Bà Lý Kim Chi: Với những thành phố lớn đặc biệt như TP.HCM và một số thành phố lớn khác, việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là hết sức cần thiết; đó  chính là kết quả của việc thí điểm Ban An toàn Vệ sinh Thực phẩm tại TP.HCM thời gian qua.

PV: Xin cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi. Chúc cho Hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh ngày càng thành công trong công tác phát triển ngành lương thực và thực phẩm.

(PV thường trú Đài Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.