Thách thức với kinh tế Trung Quốc khi ông Trump trở lại
Sự phụ thuộc vào xuất khẩu, nhất là vào thị trường Mỹ, đang làm gia tăng các thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại và giảm phát đang gia tăng.
Trong năm 2024, Trung Quốc đã ghi nhận thặng dư thương mại kỷ lục gần 1.000 tỷ USD, đóng góp ⅓ vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Tuy nhiên, dù kết quả tích cực trong năm qua, các chuyên gia cảnh báo rằng, năm 2025, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn.
Cụ thể, cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu đang kéo theo các vấn đề như giảm phát kéo dài và sự mất giá của đồng nội tệ. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn từ các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, khiến xuất khẩu trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển.
Dù Trung Quốc đã giảm bớt xuất khẩu sang Mỹ, đây vẫn là một thị trường quan trọng với nước này khi hơn nửa nghìn tỷ USD hàng hóa Trung Quốc được tiêu thụ tại Mỹ vào năm ngoái. Nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thêm thuế quan mới, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách đánh thuế lên hàng hóa Mỹ, một động thái đã được thực hiện trước đây.
Một phương án khác mà Trung Quốc đang cân nhắc là tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường tiêu dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mới. Chính phủ Trung Quốc có thể triển khai các biện pháp tài khóa mạnh mẽ, bao gồm phát tiền kích thích tiêu dùng cho hộ gia đình, như một cách để đối phó với sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu.


Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/4 đã đề xuất Nga ngừng toàn bộ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất 30 ngày.
Số người thiệt mạng trong vụ không kích mới của Mỹ nhằm vào một khu chợ đông đúc ở thủ đô Sanaa (Yemen) vào tối 20/4 đã tăng lên 12 người, trong khi ít nhất 30 người khác bị thương.
Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
0