Tết Việt - Tết phố: Nhịp cầu kết nối văn hóa Việt

“Tết Việt - Tết phố” 2025 do Câu lạc bộ Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cùng một số đơn vị tổ chức, với nhiều hoạt động đa đạng, ý nghĩa, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của công chúng.

Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã tái hiện một cách sống động, chân thực về không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ với chủ đề “Nếp nhà xưa”. Một căn nhà cổ được dựng bên trong một triển lãm văn hóa, mang tới những trải nghiệm độc đáo với khách tham quan trong nước lẫn quốc tế, để hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, gắn kết các thế hệ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp.

Ngay từ khi bước chân vào, khách tham quan đã có thể cảm nhận về không khí Tết xưa của gia đình Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đến cảm giác gần gũi, ấm áp, giúp người xem như sống lại những khoảnh khắc thân thương của Tết cổ truyền.

Là một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, khi đến với căn nhà cổ đặc biệt được dựng trong không gian của Triển lãm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, ông Nguyễn Anh Minh và vợ không khỏi xúc động và vui mừng khi bắt gặp những ký ức tuổi thơ của mình tại nơi đây.

Ông Nguyễn Anh Minh, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết: “Ở đây chúng tôi tìm được những cái cây chỉ có từ nhỏ hoặc những bàn thờ. Tại đây cũng có một chút không gian của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hòa quyện với không gian của Hà Nội xưa, nên cho mình không chỉ được tìm về ký ức mà còn có những khám phá hay hơn”.

Chị Minh Thư đã định cư lâu năm ở Luân Đôn (Anh), nay trở về thăm quê hương và được hòa mình trong không gian văn hóa này, lại càng thêm yêu Tết, nhớ Tết. Chị Minh Thư chia sẻ: “Mình luôn coi trọng và muốn duy trì văn hóa Việt Nam. Ở bên Anh mình có một bàn thờ nho nhỏ trong gia đình. Khi về Hà Nội, đến với một không gian truyền thống trưng bày đẹp như ở đây, mình rất cảm động và vui, vì đây là điều cách đây 5-7 năm khi mình về thì chưa có. Đây cũng là cái mới dành cho những người muốn tìm hiểu về những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa”.

Chương trình “Tết Việt - Tết Phố” nói chung và không gian nhà cổ Bắc Bộ với chủ đề “Nếp nhà xưa” không chỉ tái hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của ngày Tết xưa mà còn tạo nên một nhịp cầu kết nối giữa các thế hệ, khơi dậy ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa và truyền tải những giá trị tốt đẹp đó đến với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Đây còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến đến với bạn bè quốc tế.

“Tết Việt - Tết phố” là hoạt động thường niên của quận Hoàn Kiếm mỗi khi Tết đến xuân, về với mong muốn lan tỏa nhiều hơn nữa những cách làm sáng tạo, đổi mới để giúp văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình khai mạc ngày 19/1 (tức 20 tháng Chạp), sẽ được kéo dài đến hết ngày 28/2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.