Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?

Theo thông báo từ Temu, nền tảng này đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam cùng Bộ Công Thương để đăng ký lại hoạt động thương mại tại Việt Nam. Điều đáng nói, không ít người dùng cho biết, đơn hàng đặt từ đầu tháng 11 đến nay vẫn chưa được giao. Vậy quyền lợi người mua hàng sẽ được bảo vệ ra sao khi 100% đơn hàng trên sàn này đều đã yêu cầu thanh toán trước?

Từ ngày 4/12, người tiêu dùng Việt Nam bất ngờ khi nền tảng thương mại điện tử Temu ngừng hỗ trợ tiếng Việt trên website và ứng dụng di động, chỉ còn hỗ trợ các ngôn ngữ Trung, Anh và Pháp.

Mặc dù tại thông báo phát đi mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã khẳng định đối với trường hợp đã thanh toán đơn hàng trên Temu phiên bản tiếng Việt mà chưa nhận được hàng, người tiêu dùng có thể hủy đơn hàng và yêu cầu hoàn tiền đối với đơn hàng đã đặt trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rủi ro vẫn đang hoàn toàn nằm ở phía người tiêu dùng.

Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng Tài quốc tế Việt Nam cho biết: “Sàn TMĐT bằng tiếng Việt, phục vụ cho người Việt nhưng lại không hiện diện ở Việt Nam mà nằm ở nước ngoài, hoàn toàn giao dịch với đơn vị nước ngoài thì pháp luật Việt Nam không điều chỉnh được và vụ việc này có nguy cơ như vậy. Về lý thì pháp luật các nước đều sẽ bảo vệ, nhưng chúng ta cũng không thể có chi phí, điều kiện, thông thạo pháp lý để sang nước ngoài khiếu nại hay khởi kiện, nhất là những đơn hàng giá trị nhỏ lẻ”.

Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: "Chúng ta có thể thiết lập cầu nối giữa đại diện pháp lý của các sàn TMĐT lớn của nước ngoài nhưng vẫn hoạt động tại Việt Nam và phía chúng ta để yêu cầu họ hỗ trợ và hợp tác".

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bộ công thương cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh để yêu cầu các nền tảng TMĐT xuyên biên giới rà soát và thực hiện các trách nhiệm của nền tảng số trung gian đối người tiêu dùng tại Việt Nam.

Bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng quản lý hoạt động TMĐT - Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết: "Người tiêu dùng cần nâng cao trách nhiệm tiêu dùng hơn nữa khi mua sắm thương mại điện tử, đặc biệt đối với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới mà chưa được Bộ Công thương xác nhận thì cần phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, danh sách những sàn TMĐT đã được chúng tôi cấp phép hiện đã công bố trên trang Cổng thông tin  quản lý hoạt động thương mại điện tử".

Cũng theo Cục TMĐT và Kinh tế số, người tiêu dùng không nên hoang mang quá nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Có thể thấy, việc Temu ngừng hoạt động tạm thời tại Việt Nam một lần nữa nhắc nhở về sự quan trọng của các quy định pháp lý đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là trong việc bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.

Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.

Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.

Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.