Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng thêm 2,3 tỷ USD
Ngày 8/4, Người phát ngôn chính phủ Tây Ban Nha, bà Pilar Alegria, cho biết khoản chi quốc phòng chủ yếu nhằm phục vụ các chương trình và hợp đồng đã được triển khai từ trước. Việc này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Tây Ban Nha đang chịu áp lực từ các đồng minh NATO nhằm đáp ứng các mục tiêu chi tiêu của khối. Theo đó, chính phủ không tăng tổng ngân sách, mà sử dụng cơ chế chuyển khoản tín dụng để tái phân bổ nguồn vốn hiện có sang các hợp đồng mua sắm quốc phòng đã được ký kết trước đó, đây cũng là cách thức đã được sử dụng trong năm 2024.
Người phát ngôn cho biết thêm, số tiền được rút từ các khoản chuyển tín dụng chủ yếu sẽ được sử dụng để “hiện đại hóa, bảo trì và cải thiện nhân sự, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị” thông qua các hợp đồng hiện hành. Ngân sách công của Tây Ban Nha đã bị kéo dài từ năm 2023 do chính phủ thiểu số không nhận được đủ sự ủng hộ trong một quốc hội phân mảnh.
Trong số 32 quốc gia thành viên NATO, Tây Ban Nha hiện là nước có mức chi tiêu quốc phòng thấp nhất tính theo tỷ lệ GDP, chỉ ở mức 1,3%. Để đạt được mục tiêu 2% của liên minh, nước này sẽ cần chi thêm khoảng 10 tỷ euro (10,8 tỷ USD) mỗi năm. Trước đó, Tây Ban Nha đã cam kết sẽ đạt mức chi tiêu 2% vào năm 2029. Tuy nhiên, gần đây Madrid tuyên bố sẽ hoàn thành mục tiêu này sớm hơn – dù không đưa ra mốc thời gian cụ thể – trong bối cảnh châu Âu đang chuẩn bị cho một đợt tái vũ trang.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
0