Tây Ban Nha chi 15 tỷ USD đối phó thuế quan Mỹ
Theo Thủ tướng Tây Ban Nha, gói hỗ trợ nền kinh tế sẽ bao gồm 7,4 tỷ euro (khoảng hơn 8 tỷ USD) tiền tài trợ mới, phần còn lại sẽ đến từ các công cụ hiện có như các khoản vay ưu đãi.
Ông Sanchez cũng đề nghị châu Âu phải triển khai một gói thuế quan đối ứng và các biện pháp khác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và quyền tự chủ chiến lược, đồng thời thành lập một quỹ viện trợ lấy nguồn từ doanh thu từ thuế quan áp đặt lên Mỹ. Thủ tướng Tây Ban Nha cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) trả đũa bằng các mức thuế quan tương ứng nếu đàm phán thất bại.
Tây Ban Nha là một trong 27 quốc gia thành viên EU chịu mức thuế đối ứng 20% từ Mỹ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trước đó đã lên tiếng chỉ trích quyết định áp thuế của Mỹ, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. EU cũng khẳng định sẵn sàng có biện pháp đáp trả nếu đàm phán với Washington thất bại.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0