Tập trung toàn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

Theo báo cáo ban đầu, quận Thanh Xuân không có thiệt hại về người.
Các thiệt hại về tài sản bao gồm:
- Tốc mái 1 nhà tại 214 phường Khương Trung, 1 nhà kho Công ty giày Thượng Đình; hư hỏng 5 mái nhà dân.
- Trạm biến áp bị chập điện: 6 trạm biến áp; đã xử lý xong 5 trạm còn 1 trạm đang khắc phục để cấp điện cho dân.
- Cột điện bị gẫy: 2 cột
- Hư hỏng 3 ô tô; 1 xe máy;

Thiệt hại về cây xanh đô thị: có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Trên địa bàn quận xảy ra ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông.

Chỉ đạo tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải yêu cầu quận Thanh Xuân huy động toàn lực lượng nhanh chóng triển khai các biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3. Trước mắt, tập trung công tác xử lý các cây gẫy đổ, vệ sinh môi trường, đảm bảo giao thông đi lại thông suốt.
“Trong ngày hôm nay (8/9), Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và UBND các phường khắc phục, xử lý các thiệt hại còn tồn tại, đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân được bình thường.” – Chủ tịch UBND quận Võ Đăng Dũng cho biết.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại huyện Thường Tín.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện cho biết, thống kê sơ bộ đến 6h00 ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện có 1.030 ha lúa bị đổ, 392 ha rau màu bị dập nát; khoảng 3.500 cây bị gãy đổ; xảy ra 21 sự cố về lưới điện (gẫy đổ 21 cột điện, gồm: 10 cột trung thế, 11 cột hạ thế). Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện đã bị mất điện diện rộng. Hiện nay ngành điện đang phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, khắc phục sự cố.
Trực tiếp đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại một số điểm trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa và huyện Thường Tín,Thanh Trì, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đánh giá cao sự chủ động vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền 2 đơn vị. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; chủ động, linh hoạt trong xây dựng các phương án phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời khắc phục những sự cố xảy ra, qua đó đã giảm thiểu tối đa những thiệt hại về tải sản của người dân và nhà nước. Đặc biệt, không có thiệt hại về người.

Lưu ý một số nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đề nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Thanh Xuân và huyện Thường Tín tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và UBND các xã/phường/thị trấn khắc phục, xử lý các thiệt hại còn tồn tại, đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân được bình thường.
Đồng thời, tiếp tục duy trì túc trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, bám sát cơ sở và chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt tốt và kịp thời tình hình bão, mưa, lũ, úng ngập để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời và xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra.


Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
0