Tập trung đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn
Để đáp ứng được nhu cầu này, trong khi thời gian chỉ còn 5 năm, việc xã hội hóa đào tạo nhân lực thông qua hợp tác ba bên gồm Nhà nước - Nhà trường và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Cô giáo Phạm Thanh Huyền - Giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải là một trong những giảng viên chính sẽ tham gia giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật máy tính, lĩnh vực mới tuyển sinh của trường Đại học Giao thông Vận tải. Để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này, cô tham gia vào khoá học Thiết kế vi mạch do nhiều tập đoàn công nghệ lớn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Cô Phạm Thanh Huyền chia sẻ: “Khi một ngành mới, chúng tôi muốn đào tạo ra những sinh viên có lý thuyết tốt, thực hành tốt. Hơn nữa những phần mềm sinh viên sử dụng chính là phần mềm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Đó là lí do vì sao tôi có mặt trong khoá học này. Tôi rất kỳ vọng là những gì mình tích luỹ được sẽ là điều tôi có thể truyền lại cho sinh viên của mình”.
Để đạt được mục tiêu đề ra về nhân sự ngành bán dẫn, thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - các doanh nghiệp là nhóm giải pháp đầu tiên được thúc đẩy, trong 7 nhóm giải pháp được tập trung thực hiện. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng chung tay cùng Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn việc đạt được mục tiêu 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030.
Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Vietpay cho biết: “Chúng tôi cung cấp bản quyền phần mềm giúp các trường có điều kiện tiếp cận với ngành công nghiệp bán dẫn”.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hút các tập đoàn công nghệ lớn tham gia còn giúp nâng cao chất lượng, tăng khả năng kết nối giữa quá trình đào tạo với thực tiễn công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định ngành vi mạch bán dẫn tiếp tục là 1 trong 3 lĩnh vực công nghệ cao cần được tăng cường đào tạo. Việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong lĩnh vực mũi nhọn này.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0