Tăng sĩ số để giảm áp lực vào lớp 10 công lập
Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 136.000 học sinh lớp 9, tăng 7.000 so với năm trước. Để giảm áp lực, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành. Cụ thể, tăng số lớp trong mỗi trường từ 45 lên 50 và sĩ số mỗi lớp cũng tăng tương ứng.
Hoàn toàn nhất trí vì dân số tăng lên mà trường thì chưa kịp phát triển nên tăng sĩ số lớp học và tăng số lớp nếu như trường đáp ứng được thì nên tăng cơ hội cho các em vào lớp 10 công lập.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức - Hà Nội
Việc tăng số lớp trên trường và trên lớp sẽ là giải pháp quan trọng để giảm bớt phần nào sức nóng của kỳ thi vào 10 ở Thủ đô. Tuy nhiên, tăng thêm học sinh thì áp lực dạy và học của giáo viên cũng như công tác quản lý của các trường cũng tăng theo. Đặc biệt, trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi đến những khối cuối cùng.

Rõ ràng việc tăng sĩ số hay tăng lớp sẽ chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài thì cần phải có thêm trường THPT nhất là ở những quận, huyện có tốc độ tăng dân số nhanh mới là giải pháp lâu dài và hữu hiệu mà Thủ đô cần hướng đến.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.
Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
Dự kiến, học sinh phạm lỗi sẽ chỉ nhận hình thức kỷ luật cao nhất là viết bản kiểm điểm, bỏ các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học.
Tại các đảng bộ trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, công tác xây dựng Đảng ngày càng được nâng cao; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị ngày càng được thực hiện hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
0