Tám thanh tra Mỹ kiện ông Trump vì bị sa thải
Theo đơn kiện, nhóm tổng thanh tra này từng làm việc tại các bộ, ngành quan trọng như: Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ. Họ cho rằng, mình đã được bổ nhiệm hợp pháp và bị sa thải mà không có thông báo chính thức tới Quốc hội như quy định.
Những quan chức này là một phần trong nhóm 18 tổng thanh tra bị sa thải chỉ vài ngày sau khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyết định sa thải được gửi qua một email ngắn gọn từ Văn phòng Nhân sự Tổng thống với lý do "thay đổi ưu tiên". Trong tuần này, ông Trump tiếp tục sa thải tổng thanh tra thứ 19, người phụ trách giám sát Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Cáo buộc vi phạm luật liên bang
Trong đơn kiện, các nguyên đơn lập luận rằng, việc sa thải họ vi phạm một đạo luật bảo vệ Tổng thanh tra được Quốc hội thông qua năm 2022. Theo đạo luật này, Nhà Trắng phải thông báo cho Quốc hội ít nhất 30 ngày trước khi sa thải một tổng thanh tra và phải cung cấp lý do hợp lý. Các tổng thanh tra nhấn mạnh rằng, công việc của họ mang tính phi đảng phái, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền lợi công dân và đảm bảo an ninh quốc gia.
Họ cho rằng việc sa thải hàng loạt này không chỉ vi phạm quy trình mà còn làm suy yếu vai trò giám sát độc lập, vốn được cả hai đảng trong Quốc hội ủng hộ nhằm bảo vệ chính phủ khỏi sự can thiệp chính trị. Vì vậy, họ yêu cầu tòa án ra phán quyết khôi phục chức vụ cho đến khi quy trình sa thải hợp pháp được thực hiện.
Tác động pháp lý đối với chính quyền Trump
Vụ kiện này là một phần trong làn sóng hơn 40 vụ kiện chống lại các quyết định hành pháp sớm của chính quyền Trump, với nhiều đơn kiện cho rằng, Nhà Trắng đang làm suy giảm quyền lực của Quốc hội. Ngoài ra, đây cũng là một trong nhiều vụ kiện của các nhân viên chính phủ bị sa thải, đặc biệt là những người giữ vai trò độc lập hoặc phi chính trị.
Việc sa thải tổng thanh tra hàng loạt cũng làm dấy lên tranh cãi về cách tiếp cận của ông Trump và tỷ phú Elon Musk - người được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) - đối với các cơ quan giám sát tham nhũng liên bang. Trong khi hai nhân vật này tuyên bố mục tiêu của họ là loại bỏ tham nhũng, các chỉ trích cho rằng hành động của họ đang làm suy yếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chính phủ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0