Tái chế vỏ gói mì tôm thành đồ trang trí

Những vỏ gói mì tôm qua đôi bàn tay khéo léo của các bạn trẻ đã trở thành nhiều món đồ trang trí ấn tượng, đẹp mắt.

Theo Hiệp hội mì ăn liền Thế giới, tính từ năm 2020 đến 2023, Việt Nam luôn được xếp vào top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới. Trung bình ở Việt Nam 1 người/1 năm thải ra môi trường 81 vỏ mì.

Như vậy với dân số nước ta là hơn 99 triệu người thì lượng rác thải vỏ mì ra môi trường là một con số quá lớn. Trong khi đó, đa số vỏ mì tôm lại là loại rác khó phân hủy. Đó cũng chính là động lực để một người yêu môi trường như bạn trẻ Vũ Thị Thảo thành lập dự án “Mì tôm xanh”.

Đa số vỏ mì tôm lại là loại rác khó phân hủy.

Chị Vũ Thị Thảo chia sẻ, thông qua dự án, chị mong muốn mang kiến thức trên giảng đường truyền cho học sinh của mình và trang bị cho các em kiến thức về cuộc sống, về xã hội để sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, giảm thiểu rác, bảo vệ môi trường.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của những bạn trẻ cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Vũ Thị Thảo… những vỏ mì tôm đã trở lại với một diện mạo mới, thành những sản phẩm lan tỏa giá trị bền vững cho môi trường và mang vẻ đẹp của văn hóa thủ công truyền thống.

Những vỏ mì tôm đã trở lại với một diện mạo mới, thành những sản phẩm lan tỏa giá trị bền vững cho môi trường

Không chỉ quy tụ những bạn trẻ ở khắp Hà Nội, nhóm "Mì tôm xanh" còn kết nối với các địa phương để "gieo mơ xanh" và lan tỏa giá trị nhân văn một cách bền vững.

Chia sẻ về định hướng hoạt động của nhóm, chị Vũ Thị Thảo cho biết, "Mì tôm xanh" không chuyển hướng sang kinh doanh, mà sẽ đi theo định hướng lan tỏa, truyền thông và dạy nghề cho người yếu thế ở các tỉnh thành, tạo công ăn việc làm bền vững cho họ, vừa bảo vệ môi trường vừa giúp họ có công việc ổn định, đấy là cách giúp đỡ bền vững…

Mỗi sản phẩm được tạo ra từ vỏ mì tôm giống như đang đan cài từng sợi yêu thương, đan càng nhiều thì tình yêu thương trao nhau càng lớn. Và cứ thế, dự án "Mì tôm xanh" cùng những câu chuyện tử tế về môi trường, về giá trị văn hóa truyền thống đang từng giờ, từng ngày len lỏi, từng chút thay đổi ý thức của mỗi người theo chiều hướng tích cực hơn…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.

Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.