Tác giả ca khúc 'Dậy mà đi' qua đời
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập sinh ngày 25/2/1942 tại Huế. Ông còn có bút danh là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Tổng Thư ký Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa III, VI; Phó Chủ tịch Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa V; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa VI; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sỹ Việt Nam các khóa III, IV, V, VI và VII; Phó Tổng Thư ký khóa VI, Phó Chủ tịch khóa VII. Ông cũng từng là Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhạc sỹ Tôn Thất Lập hoạt động âm nhạc trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, là gương mặt tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh đô thị của giới trẻ miền Nam trước năm 1975. Khi đó, những ca khúc như “Hát cho dân tôi nghe”, “Xuống đường”, hợp xướng “Lúa reo trên khắp đồng bằng”... của ông đã được cất cao trên các nẻo đường tranh đấu của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam.
Sau đó, ông được cử đi tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp, ông làm công tác văn hóa trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước được giải phóng, ông công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin TP Hồ Chí Minh. Thời gian này, ông tiếp tục cho ra đời nhiều ca khúc được đông đảo quần chúng mến mộ như “Tình ca mùa xuân”, “Tình ca tuổi trẻ”, “Trị An âm vang mùa xuân”, “Mưa thì thầm”, “Oẳn tù tì”, “Cô bé dễ thương”, “Tình yêu mãi mãi”…

Nhạc sỹ Tôn Thất Lập đã xuất bản các tuyển tập như “Phố ca”, “Hát cho dân tôi nghe”, “Hát lời chiêm bao”, “Tình ca mùa xuân”, “Tuyển tập Tôn Thất Lập” và các album “Nụ hôn”, “Tình ca mùa xuân”. Ngoài ra ông còn viết nhiều nhạc múa, nhạc phim…. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt II (năm 2007).
Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh cho biết, lễ viếng nhạc sỹ Tôn Thất Lập bắt đầu từ 9 giờ ngày 28/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Lễ truy điệu diễn ra lúc 6 giờ ngày 30/7/2023.
Để tưởng nhớ tới ông, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức chương trình “Tôn Thất Lập – Vang mãi những bài ca” vào lúc tối 5/8 tại Nhà hát Thành phố (số 7 Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh).
(Nguồn: TTXVN)


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0