Tác động thuế quan và chiến lược trên thị trường chứng khoán
Chỉ trong hai phiên giao dịch gần nhất, VN-Index đã mất hơn 110 điểm, tương đương mức giảm gần 8,5%, đánh dấu một trong những đợt điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử. Các mã chứng khoán giảm mạnh nhất thị trường tập trung chủ yếu vào nhóm ngành xuất khẩu như: dệt may (MSH, VGT, TCM…); gỗ (SAV, PTB); thủy sản (VHC, MPC, FMC); thép (HSG, NKG); cao su (DRC, CSM) đều giảm sàn hai phiên liên tiếp.
Hơn nữa, giai đoạn gần đây, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tăng khá mạnh và áp lực call margin chéo rất lớn sẽ buộc họ phải chủ động giảm tỷ lệ đòn bẩy ngay lập tức, từ đó tạo ra các đợt bán tháo ồ ạt trên diện rộng.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết: "Khi căng thẳng thương mại được gia tăng và có thể sẽ không có dấu hiệu kết thúc, mức ảnh hưởng đầu tiên là các doanh nghiệp xuất khẩu do lo ngại về áp lực lạm phát có thể quay trở lại. Vấn đề thứ hai là khi các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng thì việc sản xuất trong nước ít nhiều cũng sẽ bị tác động và quyết định đến việc làn sóng dịch chuyển FDI trong thời gian tới".
Còn Phó Tổng Giám đốc Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc nhận định: "Khi chúng ta chịu mức thuế cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn lĩnh vực ngân hàng, khi các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tín dụng, nhu cầu tín dụng và nợ xấu, ảnh hưởng gián tiếp lên ngành ngân hàng".
Trong ngắn hạn, việc tăng thuế sẽ làm gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh và đẩy biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuống thấp. Nhưng ở góc độ dài hạn, các chuyên gia cho rằng, những mức thuế này khó có thể kéo dài trong nhiều năm. Lịch sử các cuộc đàm phán thương mại cho thấy, luôn có xu hướng bình thường hóa sau thời gian căng thẳng. Thậm chí, Việt Nam - với vị thế là một quốc gia sản xuất hấp dẫn, có thể đàm phán được mức thuế thấp hơn hoặc có các chính sách hỗ trợ từ các đối tác kinh tế lớn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thường Lạng cho rằng: "Thị trường chứng khoán phản ánh rất nhanh. Tuy nhiên tôi cho rằng đây chỉ là tác động tâm lý nhất thời chứ trong dài hạn thị trường sẽ tăng trở lại".
Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư cần trang bị cho mình một chiến lược đầu tư linh hoạt và tỉnh táo. Nên tập trung phân bổ vốn vào các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan như công nghệ, y tế, điện, nước, năng lượng tái tạo; hoặc các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng nội địa mạnh và khả năng chống chọi tốt với biến động bên ngoài. Ngoài ra, cần theo dõi sát sao diễn biến dòng vốn FDI. Các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp, logistics nội địa hoặc các công ty cung ứng linh kiện - thiết bị hỗ trợ cho FDI có thể trở thành “điểm sáng” trong giai đoạn tới.


ROX iPark đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây tại KCN Gia Lộc (Hải Dương) vào sáng 13/2. Đây là một trong các hoạt động nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của ROX iPark xanh, thông minh.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
0