Sứ giả kết nối tình hữu nghị Việt - Trung
Việt Nam hiện có khoảng 24.000 lưu học sinh, sinh viên đang học tập tại Trung Quốc. Số lượng sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam học tập cũng ngày càng tăng cao, chỉ tính riêng năm 2024 vừa qua là 1.500 người.
Bảo Thần là người Vân Nam, Trung Quốc. Vì rất yêu văn hoá Việt Nam, em quyết định theo học đại học ngành Ngôn ngữ tiếng Việt tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh viên Bảo Thần chia sẻ: “Em học tiếng Việt ở Trung Quốc được 2 năm, sang Hà Nội học tiếng Việt được 3 tháng. Em cảm thấy cuộc sống ở đây rất thoải mái, người dân Hà Nội cũng rất thân thiện, nhiệt tình. Em thấy rằng kinh tế của Việt Nam đang rất tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng tăng nhanh nên nếu học tiếng Việt thì trong tương lai, em nghĩ sẽ rất dễ tìm việc”.
Vợ chồng Tiến sĩ Nguyễn Quốc Trị và Vũ Trần Kim Liên cùng có 5 năm theo học tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện tại, cả hai anh chị đều đang làm trong ngành giáo dục. Những kiến thức đã học được từ nước bạn, văn hóa, con người Trung Quốc được tiến sĩ Quốc Trị và Kim Liên tiếp tục trao truyền cho thế hệ tiếp nối.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Trị, Trưởng Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Khoảng thời gian được học tập, nghiên cứu, tiếp cận với những kiến thức khoa học mới mẻ và tiến bộ tại Trung Quốc là một hành trang rất tốt để tôi trở về Việt Nam tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu, phổ biến các tri thức khoa học tới sinh viên và các bạn học viên sau đại học”.
Tiến sĩ Vũ Trần Kim Liên - Chuyên viên chính Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho hay: “Đó là khoảng thời gian rất ý nghĩa với mình, vì gia đình cùng đi học và mình sinh cháu thứ hai bên Trung Quốc. Mình quảng bá về Trung Quốc tới rất nhiều thế hệ học sinh. Tới nay, con gái mình đang sang Trung Quốc học tại chính ngôi trường ngày xưa mình theo học”.
Nhớ về những ngày học tại Trường Dục Tài, Quế Lâm, Trung Quốc, ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng xúc động. Thời điểm cách đây 60 năm, cả Việt Nam và Trung Quốc đều rất khó khăn thiếu thốn nhưng học sinh Việt Nam đã được hưởng điều kiện tốt nhất về giáo dục, để sau này trở về nước thực hiện nhiệm vụ cách mạng và xây dựng đất nước. Ông khẳng định, mỗi học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đều nhận thức được trách nhiệm vun đắp tình hữu nghị và thúc đẩy quan hệ hai nước.
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc chia sẻ: “Những hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đó cực kỳ quan trọng. Học ở nước nào thì đương nhiên mình sẽ là đại sứ của nước đó trên nước mình, sau này chính những con người này sẽ tạo nên sự hiểu biết giữa hai quốc gia".


Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
0