Số vụ vi phạm nồng độ cồn, chống đối CSGT gia tăng

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Nghị định 100/2019 - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ra đời đã có tác động rất lớn đến nhận thức và hành động của người dân về việc chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn. Tuy nhiên, hiện nay cũng phát sinh nhiều vụ việc vi phạm pháp luật khác, không chỉ dừng lại ở việc có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà nguy hiểm hơn là những vi phạm này còn mang tính chất côn đồ, manh động.

Chỉ khi men rượu đã tan, khi phải đối mặt với lực lượng chức năng và những bản án, thì nhiều đối tượng mới đủ tỉnh táo để nhận thức được hành vi sai trái của mình. Thế nhưng khi ấy thì đã quá muộn.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Không phải ngẫu nhiên, rượu bia được xếp vào nhóm chất kích thích. Khi sử dụng loại đồ uống này, người dùng có thể bị ảo giác nặng, làm mất khả năng tự chủ, khả năng định hướng, khả năng điều khiển vận động. Và việc không kiểm soát được hành vi là điều tất yếu. Thực tế đã có không ít trường hợp vì va chạm giao thông, dù chẳng đáng nhưng cũng xảy ra xô sát.

Rượu, bia là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm

Không còn đơn giản chỉ là hạn chế vi phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông, "cuộc chiến với" nồng độ cồn phát sinh thêm cả những hệ lụy đáng báo động. Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, quyết liệt ra quân xử lý vi phạm hay nâng cao khung hình phạt,… là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, những hình thức quản lý này của nhà nước sẽ chỉ có ý nghĩa nếu ngay từ trong nhận thức của mỗi người dân có sự thay đổi. Nhận thức đúng sẽ chuyển biến thành hành động đúng. Từ đó, vấn đề văn hóa giao thông mới được nâng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Trưa 20/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an Hà Nội cho biết khoảng 10h21 phút cùng ngày, tại khu vực trước cửa nhà dân trong ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ đã xảy ra vụ cháy ô tô.

Công an tỉnh Gia Lai đã triệt phá một đường dây mua bán dâm dưới 18 tuổi quy mô lớn hoạt động qua mạng xã hội, khởi tố 6 bị can.

Dù đang chạy tốc độ cao và đoạn đường không được phép lấn làn, không đảm bảo điều kiện an toàn để vượt nhưng tài xế xe khách vẫn bất chấp vượt lên, suýt gây tai nạn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Cơ quan công an đã bắt 7 đối tượng liên quan trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý do đối tượng Nguyễn Bá Khánh cầm đầu.

Công an TP.HCM đã phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo mua bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4.