Shophouse rao không ai thuê nhưng giá vẫn cao
Dưới những bài viết chứa từ khóa “shophouse ế ẩm”, “shophouse không có người thuê”…có rất nhiều tài khoản đã để lại bình luận bày tỏ quan điểm trước thực trạng kinh doanh shophouse.
Tài khoản Trường TLG có chia sẻ: "Bạn mình mua căn shophouse ở Hoài đức, giá 12 tỷ xây thô, nếu cho thuê thô để làm kho được 6 triệu, nếu bỏ thêm tiền hoàn thiện 2 tỷ nữa thì cho thuê được 10 triệu, thấy không hợp lý đành rao bán mấy tháng nay. Loại hình shophouse rất dễ mua vào vì lúc mở bán ban đầu ngân hàng cho vay đến 65%, nhưng lúc bán ra rất khó vì một khu đô thị có rất nhiều sản phẩm giống nhau".
Còn theo tài khoản Kết cấu thép Việt Nam 451: Dự án cạnh vành đai 3.5 là một ví dụ điển hình về vỡ mộng BĐS shophouse. Hồi 2021 mua căn 80 mét 4 tầng cũng tầm trên 10 tỷ, sau 3 năm giờ muốn đẩy đi cũng cực khó vì giá giao dịch chỉ khoảng 6-6,5 tỷ. Ai dùng đòn bẩy tài chính 2/3 thì giờ xem như về không.
Nở rộ trên thị trường khoảng hơn 5 năm nay, nhà phố thương mại được cho là dòng sản phẩm linh hoạt trong đầu tư, vừa để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê lại mặt bằng. Mô hình gắn liền với đất nền, với khả năng tích hợp những ưu điểm, cộng với vị trí sát các tuyến đường lớn giúp cho nhà phố thương mại đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư lẫn khách thuê. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù dịch bệnh đã lắng xuống và các hoạt động kinh doanh cũng chuyển mình trở lại, nhưng một số dự án nhà phố thương mại ở Hà Nội dường như đang “nghỉ hè” khá lâu.
Dạo một vòng quanh Hà Nội, tại nhiều khu đô thị có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những khu shophouse không có người vào thuê. Được biết, với xu hướng phát triển mua sắm online mạnh mẽ, hơn nữa nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục kể từ khi đại dịch Covid 19. Do vậy, shophouse nói riêng và các mặt bằng cho thuê khác nói chung cũng đều rơi vào tình trạng ế ẩm.
Theo đánh giá, phân khúc shophouse chỉ thực sự tiềm năng khi đạt được nhiều yếu tố về dự án có khả năng lấp đầy nhanh, dịch vụ tiện ích tốt, và cộng đồng cư dân nội khu có sự kết nối thông suốt, thu hút cộng đồng cư dân bên ngoài dự án.
Về lâu dài, với tiềm năng của ngành bán lẻ cùng mức tăng trưởng hai chữ số không ngừng suốt hơn 1 thập kỷ vừa qua, shophouse, nhà phố kinh doanh vẫn là một trong những phương thức đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, trước thực tế như hiện nay , nhà đầu tư đã phải cần thận trọng hơn với hình thức này, đặc biệt khi sử dụng các nguồn vốn vay.


Tổng kết thị trường bất động sản quý I/2025, giá căn hộ thứ cấp tại thành phố Hà Nội ghi nhận điều chỉnh giảm nhẹ, theo Savills Việt Nam.
Giá trị của căn nhà, thửa đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ vị trí địa lý đến cơ sở hạ tầng và tình trạng ngôi nhà. Để nhà đảm bảo giá trị và có thể tăng giá trong tương lai, các chuyên gia bất động sản lưu ý người mua cần lựa chọn theo một số tiêu chí sau.
Thị trường căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm trong quý đầu năm 2025, sau 8 quý liên tục tăng trưởng.
Quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) có thể sẽ được giản lược bớt trong tương lai.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, áp dụng từ 14/4.
Phân khúc căn hộ Hà Nội đang bước vào chu kỳ điều chỉnh đầu tiên sau gần hai năm, tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình đạt xấp xỉ 70-75 triệu đồng/m².
0