Sáp nhập có ảnh hưởng việc giải quyết thủ tục hành chính?

Thực hiện Nghị quyết số 1286 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới giai đoạn 2023-2025. Một trong những vấn đề mà người dân quan tâm là việc giải quyết thủ tục hành chính có thuận lợi không khi tên đơn vị và địa điểm giải quyết các thủ tục thay đổi?

Xã Thiên Đức, Gia Lâm, Hà Nội, có một phần là xã Đình Xuyên trước đây. Bà Nguyễn Thị Triều (xã Đình Xuyên cũ) đến UBND xã Thiên Đức làm thủ tục hành chính. Dù phải đi xa hơn, nhưng bà cho biết thấy hài lòng vì các thủ tục được giải quyết thuận lợi và nhanh chóng.

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Đình Xuyên và Dương Hà nên sau sắp xếp, xã Thiên Đức có dân số và quy mô tăng gấp 1,5 lần. Điều này đồng nghĩa với việc các thủ tục hành chính cần giải quyết mỗi ngày cũng tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, do lựa chọn những công chức có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao làm việc tại Bộ phận một cửa, nên việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân đã nề nếp ngay từ ngày đầu.

Cùng với xã Đình Xuyên, Gia Lâm có 9 xã thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính, gồm: Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, Bát Tràng, Đông Dư, Kim Lan, Văn Đức, Kim Sơn, Phú Thị. UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã tổ chức triển khai, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan do thay đổi địa giới đơn vị hành chính, ưu tiên giải quyết các thủ tục liên quan đến quyền lợi của người dân.

56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội đi vào hoạt động từ 1/1/2025. Việc sắp xếp, bố trí, đưa vào hoạt động các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền các xã, phường mới không ảnh hưởng đến hoạt động chung cũng như không ảnh hưởng đến việc phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng không không thu phí và lệ phí đối với người dân và doanh nghiệp liên quan đến giải quyết giấy tờ phải thay đổi khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.

Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.

Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.

Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.