Sắp hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt HN - SG

Đường sắt sẽ hợp nhất hai công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn trong năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết việc sáp nhập hai công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn là một trong các nội dung thực hiện tái cơ cấu mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã triển khai trong những năm qua.

Trước đó, Tổng công ty đã tiến hành sáp nhập 5 chi nhánh xí nghiệp đầu máy thành ba chi nhánh; sáp nhập ba ban quản lý dự án đường sắt thành một ban.

Đường sắt sẽ hợp nhất hai công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn trong năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Liên quan đến tiến trình hợp nhất hai công ty vận tải, cuối tháng 4/2024, hai công ty đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Cả hai đại đội đều thống nhất thông qua phương án hợp nhất hai công ty, phương án hoạt động kinh doanh, điều lệ của công ty hợp nhất.

Tên doanh nghiệp sau hợp nhất là Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt, tên viết tắt: VRT; vốn điều lệ hơn 1.303 tỷ đồng. Công ty có 74 ngành nghề kinh doanh, trong đó có hai ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa đường sắt và vận tải hành khách đường sắt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Dù đã có nhiều cảnh báo và chế tài xử phạt rõ ràng, nhưng tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vượt quá tốc độ cho phép vẫn diễn ra phổ biến.

UBND huyện Thường Tín đã tổ chức khởi công xây dựng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín.

Bộ Xây dựng đã có ý kiến chính thức liên quan đến đề xuất nâng cấp tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Trước tình trạng trên 30% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ.

Dự án Đầu tư xây dựng mới tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng, đang bị chậm so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công tuyến đường đang gặp nhiều vướng mắc.

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.