Sân bay Nội Bài siết chặt kiểm dịch y tế
Trước đó, ngày 12/12/2024, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn, báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo đó, ngày 10/12/2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận thông tin về các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 - 5/12/2024, tại khu vực y tế Panzi, thuộc tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 416 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân; trong đó có 31 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là 7,6%). Các triệu chứng ghi nhận bao gồm: sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi). Tất cả trường hợp nặng đều bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Một số quốc gia trong khu vực châu Á và Đông Nam Á cũng nhận định nguy cơ bệnh xâm nhập từ Cộng hòa Dân chủ Congo là thấp với lượng khách đi đến từ khu vực này rất ít và không có chuyến bay trực tiếp từ Cộng hòa Dân chủ Congo.
WHO đã hỗ trợ Cộng hòa Dân chủ Congo triển khai các đội đáp ứng nhanh; tổ chức quản lý điều tra ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch tại khu vực xảy ra ổ dịch. Ngày 10/12/2024, theo thông tin cập nhật từ WHO đã ghi nhận có 10/12 mẫu xét nghiệm ban đầu dương tính với sốt rét.
Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chỉ đạo và tổ chức theo dõi giám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Cục tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động thực hiện giám sát dựa vào sự kiện với thông tin về dịch bệnh tại Cộng hòa Dân chủ Congo; phối hợp với WHO và đầu mối các quốc gia cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh. Trường hợp có các diễn biến mới, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với WHO và các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các đáp ứng phù hợp bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế.


Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
0