Rủi ro khi mua chung cư mini mắc pháp lý

Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chung cư mini đã được nhắc đến tại Điều 43 Nghị định số 71/2010 và được luật hóa tại Luật Nhà ở 2014 nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ căn hộ chung cư mini nào được cấp sổ hồng. Nguyên nhân do các khu chung cư này đều không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, điều kiện cần thiết để được cấp sổ, thực tế này đã và đang khiến người dân gặp nhiều rủi ro khi đã chót mua loại hình căn hộ này.

Những nạn nhân tại vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ, Quận Thanh Xuân, Hà Nội nay đã phần nào ổn định về tâm lý và cuộc sống. Tuy nhiên còn đó những nỗi đau, sự sợ hãi của những người dân đang phải sống trong những tòa nhà cao tầng được chia nhiều phòng nhỏ trong các ngõ ngách trên địa bàn Hà Nội.

Ông Phạm Út, Khương Mai, Thanh Xuân cho biết: "Chúng tôi cũng có dự định lắp thiết bị báo khói nhưng cũng chưa thể thực hiện vì phải họp toàn bộ toà nhà, thông báo, huy động kinh phí".

Ông Sầm Vũ Thắng, Đống Đa chia sẻ: "Thực tế cho thấy cả góc độ quản lý và góc độ thực tiễn, tôi nghĩ cơ quan nhà nước phải có sự điều chỉnh pháp luật kịp thời".

Một câu chuyện khác, được cấp phép xây 7 tầng nhưng toà “chung cư mini” nằm  tại 71C ngõ 236 Đại Từ, phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội lại xây đến tầng thứ 8, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng và đặc biệt gần không đạt bất cứ điều kiện nào về phòng cháy chữa cháy. Đây là nơi sinh sống của 40 căn hộ và gần 200 nhân khẩu.

Dù ngày nắng hay ngày mưa, toà nhà này cũng trong tình trạng ấm mốc do nước đã ngấm sâu vào tường và trần nhà.

"Chúng tôi đã mua rồi nên phải ở không biết làm như thế nào, kêu thì kêu mãi rồi cũng không được". Ông Nguyễn Hồng Giang, Đại Kim, Hoàng Mai chia sẻ.

Năm 2012 những hộ dân tại đây đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ gia đình” với chủ đầu tư chung cư 71C ngõ 236 Đại Từ. Tuy nhiên đáng lẽ chủ đầu tư phải giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban quản lý chung cư nhà số 71C để phối hợp giữa hai bên tiến hành làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho 40 hộ. Nhưng chủ đầu tư đã đem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu chung cư thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank - Chi nhánh Thăng Long để vay ba tỷ đồng và giờ đã mất khả năng chi trả.

Lo ngại bị ngân hàng siết nợ của người dân đã mua căn hộ ở khu chung cư mini này là có cơ sở. Đặc biệt việc chủ đầu tư không có khả năng chi trả các khoản nợ đã vay tại ngân hàng sẽ là rủi ro rất lớn cho cư dân đã bỏ số tiền lớn để mua căn hộ tại đây. Điều này đã và đang biến người dân nơi đây trở thành những “con tin” của chủ đầu tư khi trót “xuống tiền” để mua nhà để ổn định an cư. Thực tế cho thấy trước đây chung cư mini được đầu tư xây dựng bài bản, đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật gần như không có. Đa số chủ đầu tư lách luật, xin cấp phép các dự án chung cư mini dưới hình thức là xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc cơi nới trái phép, vi phạm các tiêu chuẩn xây dựng, phòng cháy chữa cháy. Dù vậy chung cư mini vẫn được nhiều người dân lựa chọn mua do khả năng tài chính hạn chế.

Luật Nhà ở 2023 sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã có những quy định chặt chẽ về việc cấp sổ hồng cho loại hình căn hộ này, qua đó bịt các lỗ hổng về pháp lý giúp cho công tác quản lý nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini) được hiệu quả hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.