Rộn ràng đèn Trung thu khổng lồ ở làng cổ Hà Nội
Từ lâu, hình ảnh con trâu đã trở thành hình tượng quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng. Vì thế, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và người dân trong thôn Mông Phụ đã lấy cảm hứng từ đó để tạo nên mô hình đèn Trung thu đại diện của thôn dự thi Hội thi mô hình đèn Trung thu của thị xã Sơn Tây. Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mô hình này đã mang lại một màu sắc riêng biệt, độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người nhìn.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Chiếc đèn Trung thu lần này kết hợp truyền thống và hiện đại. Truyền thống là hình tượng chiếc cổng làng và con trâu, màu sắc hình tượng rực rỡ, màu sắc tươi mới thu hút trẻ em. Yếu tố hiện đại là cái đèn đưa về hình khối khúc triết, tối giản, hình tượng trâu đặc biệt hơn. Người xem không bị nhàm chán bởi đèn tả thực."

Những người dân của thôn Cam Lâm đang khẩn trương hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng cho chiếc đèn lồng trung thu khổng lồ đại diện cho thôn. Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông, là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Dựa trên tích Phùng Hưng diệt hổ dữ cứu dân, người dân thôn Cam Lâm đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho dịp Tết Trung thu năm nay.
Hiện người dân 9 thôn thuộc xã Đường Lâm đang gấp rút hoàn thiện mô hình đèn Trung thu của thôn mình để tham dự hội thi mô hình đèn lồng Trung thu. Các sản phẩm đèn trung thu khổng lồ với nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa, lịch sử quê hương này hứa hẹn không chỉ mang đến không gian văn hóa, điểm đến du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước mà hơn hết là tạo nên không khí vui tươi, mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu ý nghĩa.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0