Quyền lợi của 36.000 bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát

Sau gần một tuần xét xử, vụ án Vạn Thịnh Phát đã đến giai đoạn xét xử theo cáo trạng với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đây là tội danh được dư luận hết sức quan tâm vì có tổng cộng gần 36.000 bị hại trên cả nước. Và một nhóm bị hại, trong đó có cả những người lặn lội từ rất xa cũng đã tìm đến Văn phòng đại diện của Đài PT-TH Hà Nội tại TP.HCM để mong muốn được nói lên nguyện vọng của mình.

Hai năm chờ đợi khi đồng tiền tích cóp từ 20 năm chạy xe ba gác của mình vẫn chưa nhìn thấy đâu khiến vợ chồng ông Thanh, thương binh 2/4 sống tại Bắc Ninh phải lặn lội vào TP. HCM chứng kiến việc xét xử để phần nào đỡ sốt ruột. Trong buổi làm việc với phóng viên Đài Hà Nội tại Văn phòng đại diện TP. HCM, người cựu chiến binh gần 70 tuổi run rẩy không nói nên lời và phải để người vợ đi cùng lên tiếng về số tiền 2 tỷ đồng mà ông bà đã giao cho SCB.

Bà Dương Thị Trúc - vợ ông Dương Danh Thanh (Bắc Ninh) cho biết thêm: "Nguyện vọng của chúng tôi là tòa xử công bằng, trả đủ gốc và lãi theo hợp đồng để chúng tôi bớt khổ".

Nhiều nạn nhân trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã phải lặn lội vào TP. HCM để được chứng kiến phiên xét xử.

Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương phát hành 24 mã trái phiếu khống thông qua 4 công ty để huy động hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 khách hàng. Số tiền này không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho trái chủ, mà bị bà Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác.

Cáo trạng xác định, sau khi thu được tiền từ việc bán trái phiếu, các đồng phạm của bà Lan đã thực hiện giao dịch chuyển tiền cho cá nhân được thuê để rút tiền tại SCB nhằm che giấu, cắt đứt dòng tiền và sử dụng toàn bộ tiền bán trái phiếu vào mục đích: trả nợ vay ngân hàng; trả gốc, lãi trái phiếu; chi dự án; chuyển tiền ra nước ngoài và mục đích cá nhân khác của bà Lan, dẫn đến mất khả năng chi trả cho người mua trái phiếu.

Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương phát hành 24 mã trái phiếu khống thông qua 4 công ty để huy động hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 khách hàng.

Về hướng xử lý khắc phục thiệt hại cho các trái chủ, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, ở giai đoạn một của vụ án, tòa đã tuyên buộc các cá nhân, tổ chức hoàn trả cho Vạn Thịnh Phát tổng cộng 21.000 tỷ đồng. Ngoài ra, có nhiều tổ chức tín dụng đã sử dụng tổng cộng 17.000 tỷ đồng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu nên đề nghị tòa ưu tiên dùng số tiền này khắc phục thiệt hại. Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng nói sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản của gia đình để khắc phục thiệt hại.

Chị Hoàng Điệp, quân Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Đến thời điểm này chỉ mong tòa án thật công bằng, công tâm, hợp lòng dân nhất. Tôi cũng mong tòa án triệt để thu hồi tài sản để trả lại quyền lợi hợp pháp cho chúng tôi. Theo các bài báo gần đây, cũng mong bà Lan giữ đúng cam kết đó là sẽ trả lại những đồng tiền mồ hôi nước mắt cho chúng tôi".

Hướng xử lý phần nào đã có nhưng để tiền về lại tay người mua trái phiếu như thế nào, trong thời gian bao lâu và bị hại sẽ nhận lại những gì lại phải theo đúng trình tự pháp lý và diễn biến tiếp theo của phiên tòa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.