Quốc hội thảo luận về quản lý, thu quỹ BHXH

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận đối với 7 vấn đề nêu trong báo cáo thẩm tra, đặc biệt về Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, quản lý, thu Quỹ bảo hiểm xã hội, thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội, điều kiện, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu, quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, xác định hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội… cùng các vấn đề khác các đại biểu quan tâm.

Theo kế hoạch sáng 23/11, sau khi nghe các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn bày tỏ tán thành đối với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội lần này được sửa đổi cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết 28 Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn. Đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quan tâm tới Chương III quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội, đại biểu cho biết, Điều 20 dự thảo quy định đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028; 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.