Quan hệ Việt - Nga: trân trọng lịch sử, hướng tới tương lai
Vui mừng gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga; mối quan hệ hai nước đã được thử thách qua thời gian; phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới trong quan hệ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với Tổng thống Putin về việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó có việc củng cố mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối quốc phòng "4 không".
Chia sẻ với các ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Putin nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực cần dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Về vấn đề Biển Đông, Tổng thống Nga ủng hộ việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đề cập đến quan điểm của Nga về cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhân dịp này, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Để minh chứng những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, tạo động lực mới cho quan hệ Việt – Nga, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chứng kiến lễ trao 11 văn kiện hợp tác, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, năng lượng và kinh tế.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ thân mật với lãnh đạo Hội hữu nghị Việt – Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam từng học tại Liên bang Nga.

Đánh giá cao những đóng góp quan trọng cho quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống Việt – Nga, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ tình cảm nồng ấm và chân thành của cuộc gặp như thế này lần đầu tiên vào năm 2001, và cũng giống như lần này - với những người đã tốt nghiệp ở Nga, dành cho Nga những tình cảm yêu quý nhất. Rất tuyệt vời là tình cảm của các bạn dành cho nước Nga được nối tiếp đến thế hệ sau, tới người thân của các bạn, những người chưa đến Nga. Khó mà đánh giá hết được đóng góp của các bạn cho mối quan hệ Nga - Việt Nam”.
Chủ tịch nước Tô Lâm cho hay: “Ngạn ngữ Nga có những câu: Mọi sự giàu sang chẳng sánh được tình bằng hữu”, một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sâu sắc và ghi nhớ tình cảm gắn bó, thủy chung của những người bạn Nga”.
Những thành tựu đạt được từ chuyến thăm này không chỉ là minh chứng cho tình hữu nghị truyền thống mà còn là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga trong tương lai. Sự kiện này thể hiện rõ ràng cam kết của cả hai quốc gia trong việc hợp tác vì mục tiêu phát triển đất nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Belarus ký kết Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi Belarus là đối tác quan trọng ở khu vực và mong muốn mối quan hệ này không ngừng phát triển vì lợi ích của hai dân tộc.
Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vào ngày 12/5. Trong đó, các đại biểu quan tâm về cơ chế ưu đãi doanh nghiệp tương thích với các Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa ban han hành, điển hình như Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử cần có sự linh hoạt để các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù dân số. Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu ra khi bàn luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Việc rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sẽ tạo điều kiện tổ chức sớm bầu cử Quốc hội khóa XVI ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
0