Quạ Ấn Độ đe dọa các loài chim bản địa ở Kenya

Kể từ khi được đưa đến Đông Phi vào cuối thế kỷ XIX, loài quạ Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của vùng đất này.

Tại các khu vực ven biển Kenya, quạ Ấn Độ đã gia tăng số lượng và trở thành một trong những loài chim phổ biến nhất ở đây. Sự có mặt của chúng không chỉ làm giảm số lượng chim bản địa mà còn gây thiệt hại cho các hoạt động nuôi trồng và sinh kế của người dân.

Nông dân Danson Safari là một trong những người đã phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Sau khi mất hàng trăm con gà do quạ tấn công, ông đã phải từ bỏ việc nuôi gia cầm. Ông Danson Safari, nông dân Kenya, chia sẻ: “Tôi đã nuôi gà được khoảng hai năm, nhưng giờ đây tôi đang gặp khó khăn vì loài quạ này. Tôi có hai trăm con gà, và đã mất hết vì bị quạ ăn thịt. Mỗi khi tôi mở cửa chuồng, chúng liền lao xuống bắt gà con. Chứng kiến tình trạng này, tôi thật sự đau lòng và đã quyết định từ bỏ việc nuôi gà”.

Theo các nhà nghiên cứu, quạ Ấn Độ được đưa đến Đông Phi cách đây hơn 130 năm, và hiện nay có gần một triệu con ở Kenya. Những tác động của quạ Ấn Độ không chỉ dừng lại ở nông nghiệp mà còn đe dọa trực tiếp đến các loài chim bản địa.

Ông Lennox Kirao, nhà khoa học Kenya, cho hay: “Loài quạ này đã làm giảm đáng kể số lượng các loài chim bản địa của Kenya. Chúng đang săn các loài bản địa của chúng tôi, nhắm vào tổ, trứng, gà con và thậm chí cả chim trưởng thành. Nếu không có kẻ săn mồi tự nhiên để kiểm soát số lượng, chúng sẽ áp đảo hệ sinh thái, dẫn đến sự suy giảm của các loài bản địa".

Anh Eric Kinoti, nhân viên kiểm soát quạ của Tổ chức phi chính phủ A Rocha Kenya, cho biết, các con quạ đã xuất hiện dọc theo con đường nối thành phố cảng Mombasa với Nairobi, đe dọa phá hủy đa dạng sinh học ở thủ đô Kenya, đặc biệt là tại Công viên Quốc gia Nairobi, nơi có hàng trăm loài chim sinh sống. Mối đe dọa ngày càng tăng đã khiến chính quyền Kenya và các nhóm bảo tồn phải sử dụng một loại hóa chất gọi là starlicide để tiêu diệt loài quạ này. Kể từ khi được triển khai, trong một tháng qua, khoảng 200 con quạ Ấn Độ đã bị tiêu diệt tại thị trấn ven biển Watamu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.