Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy

Để đáp ứng chương trình giáo dục mới, nhiều thay đổi sẽ xuất hiện trong đề thi, cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, được cho là đánh giá sát hơn năng lực tư duy của thí sinh.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo phương án mới. Thay vì thi 6 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tổ hợp Khoa học Xã hội/ Khoa học Tự nhiên), thí sinh sẽ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn là các môn còn lại được học ở lớp 12 theo chương trình mới.

Ngữ Văn, dù vẫn là môn thi bắt buộc, nhưng cách thức thi hoàn toàn thay đổi.  Đáng chú ý nhất là sự thay đổi của môn Tiếng Anh. Từ môn bắt buộc thì loại ngoại ngữ này chuyển thành môn tự chọn.

Phương án thi mới sẽ hướng vào năng lực tư duy.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi mới theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo, có độ phân hóa để thí sinh phát triển bản thân và các trường đại học tốp đầu có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.

Với phương án thi mới, học sinh sẽ không thể giữ tư duy ôn tủ vốn đã tồn tại từ rất lâu.

Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng – Bộ GD&ĐT cho rằng: “Đề thi có đổi mới, nội dung đề hay hơn, sát thực tiễn. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc, định dạng đề thi không thay đổi nhưng cách thức gần với việc gắn với thực tiễn, gợi mở phát triển năng lực, bước đệm, tiệm cận để học sinh làm quen với cách thức ra đề kiểm tra theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".

Nhiều ý kiến cho rằng phương pháp thi mới sẽ đánh giá sát hơn năng lực tư duy của thí sinh.

Thống kê những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Cách thi mới cũng sẽ dẫn đến sự đổi mới trong xét tuyển đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.