Phức tạp tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

Xuất phát từ một cái “nhìn” khi tham gia giao thông hay chỉ một câu nói “đùa” bâng quơ trên mạng xã hội, vậy là “mâu thuẫn” xảy ra, sau đó rủ rê, lôi kéo bạn bè đi tìm đánh nhau để trả thù - đây chính là những nguyên nhân đáng buồn của tình trạng thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật hiện nay.

Đi tụ tập thành đoàn, phóng nhanh, hò hét, chửi bới, cầm theo “dao phóng lợn” diễu hành qua nhiều tuyến phố trung tâm trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến người đi đường khiếp sợ - những hành vi ngông cuồng, coi thường pháp luật này đã được Công an quận Đống Đa trích xuất từ điện thoại của hơn 30 thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra trên địa bàn thành phố vào đêm ngày 17/9 và rạng sáng 18/9.

Trước đó, Công an huyện Sóc Sơn cũng đã bắt giữ một nhóm thanh thiếu niên cầm hung khí, đánh nhau. Điều đáng nói, nguyên nhân của vụ ẩu đả chỉ bắt nguồn từ một cái nhìn được gọi là “nhìn đểu” trên đường giữa hai nhóm thanh thiếu niên. Thông qua mạng xã hội, Trần Duy Tiến đã rủ các thành viên trong nhóm của mình đi chơi, trong quá trình di chuyển, cả nhóm cầm theo một kiếm với mục đích để phòng thân. Khi đi đến cầu Nhật Tân hướng đi Đông Anh, nhóm của Tiến phát hiện hai thiếu niên, đi xe máy, cầm theo dao phóng, có hành vi khiêu khích là “nhìn đểu” nên cả nhóm đã đuổi theo để đánh nhau. Quá trình đuổi theo, nhóm của Tiến đã điều khiển xe với tốc độ cao, ném mũ bảo hiểm về hướng hai thành niên kia nhưng không trúng. Khi đến khu vực soát vé nhà ga T2 sân bay Nội Bài, nhóm của Tiến chặn được xe của hai thiếu niên và đánh 1 người trong số đó bị thương tích.

Hậu quả từ những vụ việc gây rối trật tự công cộng không chỉ gây thương tích, thậm chí là tử vong về người mà những đối tượng thanh thiếu niên tham gia rất dễ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Và đến lúc ân hận thì đã quá muộn màng.

Tình trạng thanh thiếu niên gây rối trật tự công công, vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp.

Theo Công an thành phố, trong thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý, nhưng tình trạng thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật vẫn còn phức tạp. Đối tượng vi phạm chủ yếu dưới 18 tuổi, ham chơi, lêu lổng, suy nghĩ bồng bột nghe theo bạn bè rủ rê dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý gặp khó khăn, hầu hết các đối tượng nằm trong độ tuổi vị thành niên, do vậy, chưa thể áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Thiếu tá Hoàng Minh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Sóc Sơn cho biết: "Các đối tượng đang trong độ tuổi vị thành niên nên không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Vì thế các đối tượng lại tiếp tục vi phạm pháp luật".

Hiện nay, để hạn chế tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, Công an thành phố phối hợp cùng đơn vị liên quan đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Quá trình phát hiện, xử lý cũng được triển khai nhanh chóng. Tuy nhiên, đây mới là giải pháp phần ngọn, quan trọng nhất là phải có sự đồng hành, quản lý từ gia đình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.