Phục dựng nỏ thần và niềm tự hào thành ốc Cổ Loa (Hanoi Review ngày 20/04/2023)

Theo truyền thuyết dân gian, An Dương Vương sử dụng nỏ thần, xây dựng thành Cổ Loa để bảo vệ Âu Lạc và đánh bại giặc ngoại xâm. Bởi vậy, nỏ thần và thành Cổ Loa đều có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, thể hiện sức sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật của người Việt cổ. Trong chương trình hôm nay, hãy cùng Hanoi Review trải nghiệm cảm giác bắn thử nỏ thần, cũng như đến tham quan thành Cổ Loa để có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước thời kỳ ấy.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng Tư về, loa kèn lại nở trắng những góc phố Hà Nội – loài hoa không rực rỡ sắc màu, không nồng nàn hương thơm, nhưng đủ sức làm chậm lại cả nhịp sống vội vã. Người Hà Nội yêu loa kèn không chỉ bởi vẻ đẹp tinh khôi, giản dị, mà còn vì những cảm xúc lặng thầm mà nó gợi lên: một chút hoài niệm, một chút dịu dàng, như thể chạm vào ký ức.

Bộ bánh trái cây mới ra mắt của nhà Helen Recipe với vị dứa, xoài, sầu riêng tươi, đạt chứng chỉ OCOP và có bao bì đóng gói mới theo hướng tôn vinh danh lam thắng cảnh ba miền là sản phẩm rất đáng để thử!

Những ai thuộc thế hệ 8x, 9x chắc hẳn không thể quên được trend mỳ cay 7 cấp độ Hàn Quốc rầm rộ suốt một thời gian dài. Dù không còn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông như trước, song mỳ cay cũng vẫn là một phần trong danh sách món ăn ngon của giới trẻ Hà thành ngày nay. Hãy cùng Hanoi Review thử lại món ăn đình đám một thời trong số phát sóng ngày hôm nay.

Hơn 70 năm miệt mài lao động và sáng tạo nghệ thuật, chiến sĩ, họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã để lại một di sản quý giá với hàng ngàn bức tranh về chiến tranh cách mạng. Để tưởng nhớ, tri ân người chiến sỹ kiên trung, triển lãm chuyên đề về "Hành trình Huỳnh Phương Đông" đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức với hơn 150 tác phẩm.

Từ những mảnh gốm vỡ tưởng chừng vô giá trị, họa sĩ Tô Ngọc Trang đã thổi hồn vào đó để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, đầy màu sắc và cảm xúc. Việc “tái sinh” mảnh vỡ không chỉ là hành trình sáng tạo mà còn tạo ẩn dụ đầy nhân văn: biến những điều bình dị, quen thuộc thành cái đẹp mới mẻ, hiện đại. Đây cũng chính là một cách tiếp cận độc đáo trong việc gìn giữ và tái hiện tinh thần thủ công truyền thống của người Việt.

“Kể - Thiết kế trẻ trong lòng di sản” là hành trình kể chuyện di sản bằng ngôn ngữ của thiết kế hiện đại. Với hơn 60 tác phẩm thuộc ba lĩnh vực: đồ họa, thời trang và điêu khắc, triển lãm là một góc nhìn trẻ trung, sáng tạo nhưng đầy chiều sâu văn hóa. Đây không chỉ là cuộc trưng bày ý tưởng, mà còn là nỗ lực đưa di sản đến gần hơn với đời sống hôm nay.