Phụ nữ cao tuổi chịu nguy cơ cao phân biệt đối xử
Sáng 22/5, tại Kỳ họp thứ 7, báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025; 25% chỉ tiêu đạt một phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.

Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 9/4/2024, Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025-2027. Điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhất là việc tham gia chính trị của phụ nữ, tại các cấp.
Một số thách thức đối với vấn đề bình đẳng giới cũng được Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, tại nội dung thẩm tra báo cáo của Chính phủ như khoảng cách giới khi già hóa dân số. Phụ nữ Việt Nam chiếm 57,82% dân số cao tuổi và có tỷ lệ cao hơn so với nam giới là người cao tuổi ở tất cả các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới. Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống một mình, cô đơn, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.
Trên cơ sở báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 và báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, báo cáo làm rõ các vấn đề trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đã được nêu.


Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.
0