Phụ huynh lo khi học sinh cấp 1 tan học sớm
Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực từ ngày 14/2. Theo đó, phải cắt giảm các tiết học tăng cường có thu phí trong nhà trường vào buổi chiều.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29, thành phố Hà Nội chỉ đạo triển khai nội dung này nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, vì học sinh, khẳng định vị thế người thầy, góp phần giải quyết những bất cập trong dạy thêm, học thêm hiện nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định mới, đồng thời yêu cầu tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
Hiện, Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm học thêm trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể, nhằm đưa hoạt động này vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.
Ủng hộ các quy định mới về dạy thêm, học thêm, không dạy thêm với học sinh tiểu học, nhưng chị Phạm Thùy Linh băn khoăn khi không biết sẽ phải sắp xếp thời gian đón con thế nào khi giờ tan học của con sớm hơn giờ tan làm của bố mẹ. Gia đình chị có ba con đang tuổi đi học.
Chị Phạm Thùy Linh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chia sẻ: "Rất mong các ban ngành, nhà trường có thêm các hoạt động, câu lạc bộ sinh hoạt sau giờ tan học để cho các con có thể sinh hoạt an toàn ở trong sân trường cũng như là được sự quản lý của nhà trường thì chúng tôi sẽ rất là yên tâm".
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học thực hiện dạy hai buổi/ngày, bố trí mỗi ngày không quá 7 tiết; tối thiểu 32 tiết/tuần và tối đa 35 tiết/tuần. Các trường ở Hà Nội được dạy thêm hai tiết bồi dưỡng kiến thức các môn và được thu 15.000 đồng/tiết theo Nghị quyết số 03 của HĐND thành phố Hà Nội. Khi áp dụng Thông tư 29, nhà trường phải cắt các tiết học bồi dưỡng kiến thức các môn có thu phí. Học sinh sẽ có hai buổi học tan học vào khoảng 15 giờ 30 phút.
Anh Đặng Văn Đông, quận Hoàn Kiếm, phụ huynh học sinh, cho hay: "Gia đình rất mong muốn là nhà trường sẽ trông giữ các cháu cho đến tầm giờ các cháu tan học, như là những buổi bình thường là 4h30 thì gia đình còn cố gắng bố trí để đón được các con đúng giờ. Nếu mà đón sớm hơn từ lúc 3h thì thực sự là gia đình không thể đưa đón được, thời gian từ 3h cho đến 4h30 cũng không có ai trông được cháu".
Tại Trường Tiểu học Thăng Long, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, Ban Giám hiệu đã chủ động và linh hoạt triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bà Nguyễn Thị Bình Minh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm, cho biết: "Nếu cha mẹ học sinh nào mà đưa đón con được thì vẫn sẽ tan học lúc 15h30, còn lại những phụ huynh không thể đưa đón với lý do công tác thì sẽ gửi con ở nhà trường, gọi là giờ hoạt động trông giữ trẻ. Trong quãng thời gian đó, nhà trường sẽ sắp xếp cho các con đọc truyện, đọc sách thư viện, có thể là tự học, hoàn thành tất cả những bài tập mà buổi sáng các con chưa hoàn thành, cô giáo sẽ tổ chức cho các con hoạt động chơi trò chơi".
Nhà trường cho biết, đối với dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ, bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn, sẽ thu theo quy định trong Nghị quyết số 03/2024 của HĐND thành phố Hà Nội, phí là 12.000 đồng/học sinh/giờ.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0