Phong trào 'Ba đảm đang' của phụ nữ Thủ đô

Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Thực tiễn hoạt động của phong trào “Ba đảm đang” đã chứng minh vai trò, vị trí của người phụ nữ đã được nâng lên một tầm cao mới. Chị em không những đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ người công dân trên các lĩnh vực sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, mà còn tích cực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất và nghị lực. Do đó, trách nhiệm và vai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao.

Ngày 5/2/1965, Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đề xuất ý tưởng ra đời một phong trào mới có tên là “Ba đảm nhiệm”. Chỉ một tháng sau, đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ, phong trào được phát động. Ngay lập tức, chị em phụ nữ xã Song Phượng “lĩnh ấn tiên phong” mở đường cho cao trào thi đua mới. Trong ngày đầu tiên, đã có hơn 300 lá đơn tình nguyện tham gia. 

Không lâu sau, “Ba đảm nhiệm” đã được đích thân Hồ Chủ tịch đổi tên thành “Ba đảm đang”: Đảm đang trong lao động sản xuất và công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm đang công việc gia đình để chồng, con yên tâm chiến đấu; Đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Bà Nguyễn Thị Tằm, nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) kể lại: "Có cụ hơn 60, nhà có ba con trai đăng ký cho một con đi rồi nhưng sau đó lại xin đăng ký cho hai người con còn lại ra chiến trường. Gia đình bà cụ ấy cuối cùng hi sinh mất hai con".

Ở Đan Phượng, 60 năm về trước, hễ gặp bất cứ một việc gì khó, vất vả đến mấy, thì chị em đều gọi đó là “Ba đảm đang”. Với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cày cuốc là vũ khí”, phụ nữ sôi nổi thi đua không nề hà khó khăn, gian khổ. 

Không chỉ sản xuất, lao động giỏi, chị em còn hăng hái tham gia dân quân, sẵn sàng chiến đấu, biến “mỗi xóm làng thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”. 

Chỉ sau hơn 2 tháng phát động, từ Đan Phượng, “Ba đảm đang” lập tức trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi trên toàn miền Bắc. 1,7 triệu phụ nữ đã đăng ký tham gia, trong số này có 42 cá nhân và 9 đơn vị anh hùng, 1.718 chị em được thưởng Huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 phụ nữ là Chiến sĩ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”.

Cả Thủ đô dấy lên phong trào “Phụ nữ Thủ đô đảm đang sản xuất, công tác thay thế nam giới đi chiến đấu, ra sức đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con tốt, phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm”.

Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: " Lúc ấy cuộc sống khổ cực, nhưng không hiểu làm sao mình lại khỏe đến như vậy. Làm việc không tính toán không, không suy nghĩ gì cả và chỉ nghĩ là làm sao làm được nhiều vải nhất, có chất lượng tốt nhất".

60 năm trôi qua, phát huy truyền thống "ba đảm đang", phụ nữ Thủ đô trong giai đoạn lịch sử đã và đang cùng đảng bộ và nhân dân thành phố viết tiếp những trang sử mới, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh "non sông, gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.

Đông đảo người dân và du khách đã đổ về khu vực trung tâm Quận 1 để thưởng thức màn trình diễn pháo hoa bên bờ sông Sài Gòn diễn ra vào tối 19/4.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hy sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm các biện pháp PCCC, nếu cơ sở nào chưa hoặc chậm trễ trong khắc phục tồn tại sẽ phải gắn biển nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC, đối mặt với những biện pháp xử lý cứng rắn, thậm chí là tạm dừng hoạt động.