Philippines căng thẳng về ngân sách quốc gia 2025
Những người biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ đối với ngân sách quốc gia mà họ tin rằng làm suy yếu các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Họ, những người biểu tình, đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng về những gì họ mô tả là sự thiếu minh bạch trong ngân sách.
Vào tháng 12/2024, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos đã ký thành luật ngân sách quốc gia trị giá 6,33 nghìn tỷ peso (khoảng 109,3 tỷ đô la Mỹ) cho năm 2025, tăng 9,7% so với năm trước. Tuy nhiên, nhiều người dân lo ngại về việc cắt giảm đáng kể các lĩnh vực quan trọng. Đáng chú ý, Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Philippines đã bị cắt giảm ngân sách, trong khi chương trình tin học hóa của Bộ Giáo dục đã mất 10 tỷ peso (171 triệu đô la Mỹ), làm dấy lên lo ngại về cam kết của chính phủ đối với việc phổ cập kỹ thuật số và hiện đại hóa trường học.
Một bản kiến nghị đặt câu hỏi về tính hợp hiến của ngân sách quốc gia năm 2025 đã được cựu Thư ký điều hành của Tổng thống Marcos là Vic Rodriguez đệ trình lên Tòa án Tối cao vào cuối tháng 1. Đáp lại, Tổng thống Marcos đã bác bỏ bản kiến nghị là vô căn cứ, chỉ trích động cơ của nó và cảnh báo về khả năng gây mất ổn định.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0