Phát triển nhà ở xã hội có nhiều tín hiệu tích cực
Đến hiện tại, cả nước đã quy hoạch hơn 1.200 khu đất với quy mô gần 8.400ha làm nhà ở xã hội. Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023 cả nước đã có 499 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn.
Có thể kể đến một số địa phương với kết quả nhà ở xã hội hoàn thành tích cực như: Bắc Ninh 10 dự án; Hà Nội 05 dự án; Hải Phòng 04 dự án; Khánh Hòa 04 dự án.
Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ Trưởng Bộ Xây dựng cho biết: "Cần phải nói thêm: dù tiến độ giải ngân của gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng chưa được như kỳ vọng nhưng bước đầu cũng đã ghi nhận một số kết quả nhất định khi mà có tận 28 địa phương công bố danh mục với 68 dự án đủ điều kiện vay; nhu cầu vay hơn 30 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra 06 dự án nhà ở xã hội tại 05 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng."

Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ: "Có thể thấy rằng để thị trường bất động sản phát triển bền vững và minh bạch, việc xây dựng nhà ở xã hội chính là “nền móng”. Sự phát triển này không chỉ mang tính nhân văn mà phân khúc này sẽ phát huy tốt vai trò trụ cột, dẫn dắt. Điều này sẽ mở ra cơ hội giải quyết tình trạng lệch pha cung cầu, kéo giảm mặt bằng giá nhà ở của toàn thị trường."
Ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu: "Xin được nói thêm trong số 108 dự án nhà ở xã hội đăng ký hoàn thành năm 2024 mà Bộ Xây dựng đưa ra tại Hội nghị. Đáng chú ý ở phía Bắc có tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu với 5 Dự án (quy mô 6.000 căn hộ). Tiếp đến là Thành phố Hải Phòng 8 dự án (quy mô hơn 3.900 căn hộ). Tỉnh Quảng Ninh đăng ký có ba dự án (quy mô 1.600 căn hộ).Thành phố Hà Nội ba dự án (quy mô gần 1.200 căn hộ). Tỉnh Bắc Giang 2 dự án (quy mô hơn 2.400 căn hộ). Và cuối cùng là tỉnh Hà Nam đăng ký 4 dự án (quy mô gần 1.700 căn hộ). "
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
Tại 5 khu đô thị vệ sinh của Thành phố Hà Nội đang xảy ra tình trạng, nhiều thửa đất ở có diện tích 1.000-2.000m2, đã được phân lô tách thửa theo đúng quy định pháp luật.
Trong khi một số dự án chưa thể cấp sổ do chưa xác định được giá đất, thì một tin vui ở Hà Nội đó là Hội đồng nhân dân Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025.
0