Phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
Để triển khai, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 25/12/2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển.
Trước đó, theo quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự thảo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, hệ thống đường sắt đô thị gồm 12 tuyến, trong đó có 10 tuyến metro có tổng chiều dài khoảng 510km và 2 tuyến đường sắt nhẹ chiều dài khoảng 70km. Mục tiêu là đến năm 2030 Thành phố Hồ Chí Minh có 31km đường sắt đô thị, vận tải 15-20% hành khách công cộng.
Chính quyền địa phương tỉnh Bình Định đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ cái chết bất thường của một nam thanh niên gần khu vực Cầu Giấy, thôn Vạn Thiết, xã Mỹ Châu.
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã có 382/382 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông theo bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
UBND huyện Thường Tín đã tổ chức khởi công xây dựng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín.
Bộ Xây dựng đã có ý kiến chính thức liên quan đến đề xuất nâng cấp tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Trước tình trạng trên 30% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ.
Dự án Đầu tư xây dựng mới tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng, đang bị chậm so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công tuyến đường đang gặp nhiều vướng mắc.
0