Phát hiện thêm 3.000 hóa chất trong sản phẩm nhựa

Các nhà khoa học châu Âu cho biết có hơn 16.000 hóa chất tồn tại trong các sản phẩm nhựa, từ bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em cho đến thiết bị y tế, tức nhiều hơn 3.000 so với ước tính trước đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và các tổ chức khác trước đây đã xác định được 13.000 hóa chất trong nhựa. Nhóm các nhà khoa học châu Âu đã tìm thêm được 3.000 hóa chất khác và một phần tư trong số đó được cho là có hại cho con người và môi trường.

Tác giả chính của báo cáo, ông Martin Wagner, nhà nghiên cứu chất độc môi trường, cho biết, chỉ riêng một sản phẩm nhựa có thể tìm thấy từ hàng trăm đến hàng nghìn hóa chất.

Báo cáo do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy tài trợ, được công bố khi các nhà đàm phán của chính phủ đang vật lộn để đưa ra hiệp ước đầu tiên trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa ngày càng tăng. Khoảng 400 triệu tấn sản phẩm nhựa (sẽ trở thành chất thải) được sản xuất mỗi năm.

Ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng trên thế giới

Nhưng chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa thôi thì chưa đủ để bảo vệ con người. Bà Jane Muncke, giám đốc điều hành Bao bì thực phẩm Thụy Sĩ, đồng tác giả báo cáo, cho rằng thế giới cần phải thực sự xem xét toàn bộ vòng đời của nhựa và phải giải quyết vấn đề hóa chất. Theo bà, nhựa có thể thấm vào môi trường, bao gồm cả nước và thực phẩm mà con người tiêu thụ, dẫn đến "những kết quả bất lợi cho sức khỏe".

Bà Jane Muncke cho biết: "Những hóa chất này có thể thấm từ sản phẩm vào thực phẩm. Khi quá trình rửa trôi đó xảy ra, con người sẽ ăn những hóa chất này cùng với thức ăn của mình. Hiện nay, chúng ta đang tìm thấy hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn hóa chất nhựa trong cơ thể con người. Một số hóa chất có liên quan đến những hậu quả bất lợi cho sức khỏe, bao gồm các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản và bệnh tim mạch".

Ngành nhựa cho biết bất kỳ hiệp ước nào cũng nên thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng nhựa. Nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh cần phải minh bạch về những hóa chất, bao gồm chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến và tạp chất, đang được sử dụng trong nhựa, kể cả các sản phẩm tái chế.

Báo cáo cho biết, 1/4 số hóa chất được xác định thiếu thông tin cơ bản về danh tính hóa học cơ bản của chúng. Chỉ có 6% hóa chất có trong nhựa được quy định trên phạm vi quốc tế. Đó là điều mà Hiệp ước về nhựa có thể giúp giải quyết. Các cuộc đàm phán về hiệp ước này sẽ được tiếp tục vào tháng tới tại Ottawa, Canada, với mục tiêu hoàn tất hiệp ước vào tháng 12 tại thành phố Busan của Hàn Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.