Phát hiện hồ nước khổng lồ trên sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy bên trong lòng sao Hỏa có khả năng chứa lượng nước ngầm cực lớn, có thể tạo ra các đại dương trên bề mặt của hành tinh này.

Nghiên cứu được đăng trên chuyên san khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences sử dụng dữ liệu thu được từ thiết bị đo địa chấn của tàu đổ bộ InSight của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong sứ mệnh từ năm 2018-2022.

Phát hiện hồ nước khổng lồ trên sao Hỏa

Trong bốn năm, thiết bị đã đo đạc dữ liệu địa chấn trên sao Hỏa và xác định vật chất bên dưới bề mặt của hành tinh liền kề trái đất. Theo nghiên cứu, có một lượng nước ngầm lớn bên dưới những vết nứt, kẽ đá ở lớp vỏ sao Hỏa. Lớp vỏ này có độ sâu từ 11,5-20 km.

Nhóm nghiên cứu cho rằng lượng nước bên dưới lớn đến mức có thể bao phủ toàn bộ sao Hỏa với độ sâu đến 1,6 km. Theo các nhà nghiên cứu, nước lỏng nằm sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa có khả năng cung cấp các điều kiện thuận lợi để duy trì sự sống của vi khuẩn, trong quá khứ hoặc hiện tại. Phát hiện này thúc đẩy việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và cho thấy điều gì có thể đã xảy ra với các đại dương cổ đại của sao Hỏa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.