Pháp: Xói mòn bờ biển đe dọa các khu dân cư

Tại Pháp, tình trạng trái đất ấm lên đã khiến mực nước biển dâng cao, gây xói mòn bờ biển, làm tổn hại nghiêm trọng đến khu vực sinh sống và kế sinh nhai của người dân.

Tòa nhà Le Signal được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ trước tại một trong những thị trấn đẹp nhất bên bờ Đại Tây Dương của Pháp. Tòa nhà cao 4 tầng, với mục tiêu ban đầu để phục vụ những người đi nghỉ mát ở bãi biển Soulac-sur-Mer, miền Tây Nam nước Pháp, nơi được biết đến với những bãi biển rộng lớn, cát vàng rực rỡ và rừng thông bao la. Khi đó, bãi biển cách tòa nhà khoảng 200m. 

Nhưng biến đổi khí hậu đã khiến mực nước biển dâng cao. Mỗi năm, bờ biển Soulac-sur-Mer bị thu hẹp khoảng 2,5 mét, có năm mất tới 6-7 mét, khiến nó trở thành nơi hứng chịu hiện tượng xói mòn bờ biển nhanh nhất ở Pháp. Đến năm 2010, nước biển đã tràn vào ngay dưới chân cồn cát nơi Le Signal được xây dựng.

Vào năm 2014, chính quyền địa phương đã quyết định di dời cư dân của tòa nhà và bắt đầu quá trình tháo dỡ nội thất. Đến tháng 2/2023, công tác phá bỏ tòa nhà được thực hiện.

Nhiều người dân địa phương lo ngại rằng ngôi làng ngay phía sau tòa nhà Le Signal sẽ trở thành nơi tiếp theo bị thiệt hại do nước biển dâng. Ông Adrien Privat, một quan chức tại Cơ quan Bảo vệ bờ biển Pháp cho biết mối đe dọa đó là rất thực tế. “Tình hình của Le Signal là ví dụ điển hình cho hệ quả của việc xói mòn bờ biển ở Pháp. Chúng tôi ước tính rằng khoảng 50.000 ngôi nhà ở các khu vực duyên hải sẽ phải di dời vào cuối thế kỷ này", ông Adrien Privat nói. 

Mực nước biển ngày càng dâng cao và những cơn bão ngày càng dữ dội khiến người dân không thể sống ở Le Signal. Các giải pháp khắc phục như di dân và phá dỡ tòa nhà cũng cực kỳ tốn kém. Đây được coi là một bài học cho con người. Các quốc gia cần lên kế hoạch để thích ứng nhằm chuẩn bị cho các tác động của biến đổi khí hậu, như xói mòn bờ biển hay lũ lụt. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.