Pháp thúc đẩy trưng cầu ý dân ở New Caledonia
Phát biểu tại phiên họp báo sau cuộc đối thoại chung tại New Caledonia, Tổng thống Pháp Macron thừa nhận New Caledonia đã bị rung chuyển bởi các phong trào nổi dậy chưa từng có.
Liên quan đến nguồn gốc gây ra các vụ bạo loạn, Tổng thống Pháp cho biết sẽ không cố gắng áp đặt việc triệu tập Quốc hội và Thượng viện để thông qua cải cách Hiến pháp gây tranh cãi khi cho phép mở rộng đoàn cử tri tại New Caledonia vào cuối tháng 6/2024 như dự định ban đầu. Ngoài ra, chính phủ Pháp cũng sẽ sớm xem xét các gói cứu trợ khẩn cấp để khắc phục những thiệt hại về kinh tế và cơ sở hạ tầng do ảnh hưởng của bạo loạn ước tính lên tới 700 triệu euro.

Kể từ khi biểu tình, bạo loạn nổ ra hôm 12/5, lực lượng an ninh Pháp đã bắt giữ, thẩm vấn 281 trường hợp, và hơn một nửa trong số này có hành vi phá hoại tài sản. Bộ Nội vụ Pháp đến nay đã phải triển khai gần 3000 nhân viên an ninh đến New Caledonia để khôi phục trật tự.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0