Pháo tự hành Msta-S hủy diệt cứ điểm của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, nhóm đã phá hủy một cứ điểm của Ukraine trong khu vực. Sĩ quan cấp cao của đơn vị, được biết đến với mật danh 'Zavet' cho biết, nhóm cũng nhắm mục tiêu vào các cơ sở pháo binh và người điều khiển UAV.
"Chúng tôi di chuyển 3-4 lần một ngày khi cần thiết. Nếu có mục tiêu, chúng tôi luôn di chuyển", ông Zavet nói thêm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm rằng, thiết bị này bắn ở tầm xa lên tới 29 km, trong khi tốc độ bắn có mục tiêu đạt 8 viên mỗi phút.
Pháo tự hành 2S19 Msta-SM2, hay còn có tên gọi khác là 2S33, là phiên bản nâng cấp của pháo tự hành 2S19 Msta-S, được quân đội Nga đưa vào biên chế từ năm 2017. Hệ thống có khối lượng 42,7 tấn; chiều dài 11,9m tính cả nòng. Khả năng nâng góc nòng của 2S19 Msta-SM2 nằm trong khoảng -4 đến 70 độ, góc quay 360 độ và kíp vận hành gồm 5 binh sĩ. Hệ thống đặt trên khung gầm xe bánh xích có thể di chuyển với vận tốc 65km/giờ trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động 500km.
Tầm bắn của 2S19 Msta-SM2 khi sử dụng đạn pháo thông thường và đạn dẫn đường tăng tầm thế hệ mới Krasnopol-D lần lượt là 30km và 43km. Mỗi phiên bản 2S19 Msta-S trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực khác nhau một chút, trong đó 2S19 Msta-SM2 tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động và nạp đạn tự động cho phép tăng tốc độ bắn lên 10 phát/phút. Ngoài ra, trên xe còn được trang bị một súng máy sử dụng cỡ đạn 12,7 x 108mmR với cơ số 300 viên để chống lại bộ binh đối phương, hệ thống phóng lựu đạn khói, hệ thống phòng vệ chống xạ - sinh - hóa, khí tài trinh sát đêm cho lái xe…
Tại thời điểm công bố, phía Ukraine chưa bình luận về tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga. Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine AFU báo cáo rằng, trong ngày, quân đội Ukraine đã đẩy lùi 13 cuộc tấn công, đồng thời cho biết thêm rằng: "quân đội Nga đã thực hiện 27 cuộc không kích, sử dụng 30 quả bom dẫn đường và thực hiện 573 cuộc pháo kích, trong đó có 11 cuộc bằng MLRS".
Lực lượng Ukraine đã tấn công khu vực Kursk vào tháng 8/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi cuộc tấn công là 'hành động khiêu khích quy mô lớn'. Một chế độ hoạt động chống khủng bố đã được đưa ra tại các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky của Ukraine mô tả đây 'hoàn toàn là vấn đề an ninh đối với Ukraine'. Hiện nay, giao tranh vẫn đang diễn ra.
Moscow đã phát động một cuộc tấn công quân sự vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022 sau khi công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Lugansk (DPR và LPR) và tuyên bố rằng Kiev đã không đảm bảo được quy chế đặc biệt của họ theo Thỏa thuận Minsk năm 2014 và thúc giục Ukraine tuyên bố chính thức trung lập và đưa ra lời đảm bảo rằng họ sẽ không bao giờ gia nhập NATO.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
0