Phần Lan để ngỏ khả năng đưa quân đến Ukraine

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen, các nhà tài trợ của Kiev “có thể làm được nhiều hơn thế” về việc trang bị vũ khí cho Ukraine.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen, nước này đồng tình với quan điểm của Pháp rằng tất cả các lựa chọn phải được xem xét để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, họ không sẵn sàng gửi quân tới Ukraine hoặc thậm chí thảo luận về khả năng đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng bị phản ứng dữ dội vào tháng 2, sau khi ông cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu “không thể loại trừ” khả năng cử binh sĩ NATO đến hỗ trợ Ukraine. Một số quốc gia thành viên, bao gồm cả Tổng thống Phần Lan, lúc bấy giờ, đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng của ông Macron, khẳng định rằng các binh sĩ NATO sẽ không đặt chân tới Ukraine.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen đã lập luận rằng, theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình thực tế xấu đi, tờ NatSec Daily của Politico đưa tin hôm 15/3.

“Điều quan trọng là chúng tôi không loại trừ mọi khả năng về lâu dài, bởi vì chúng tôi không đoán được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào”, bà Valtonen cho biết.

Theo bà Elina Valtonen, các nhà tài trợ của Kiev “có thể làm được nhiều hơn thế” về việc trang bị vũ khí cho lực lượng của Ukraine. Bà Valtonen cũng chỉ trích Mỹ vì đã trì hoãn gói viện trợ mới cho Ukraine, đồng thời nói rằng danh tiếng của nước này đang bị đe dọa. Kể từ khi trở thành thành viên của NATO, chi tiêu của Phần Lan tăng vọt, chiếm 2% GDP của khối, trong đó chi cho Ukraine là hơn 0,6%.

Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300 km với Nga và Moscow từng cảnh báo rằng tư cách thành viên NATO chỉ đe dọa chứ không đảm bảo an ninh cho Phần Lan. Sau khi Phần Lan gia nhập khối NATO vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp quốc gia Bắc Âu này.

“Trước đây (khi Phần Lan chưa gia nhập khối NATO) không có rắc rối nào, tuy nhiên giờ đây sẽ có”, ông Putin nói vào tháng 12 năm ngoái.

Tổng thống mới đắc cử của Phần Lan Alexander Stubb đã tuyên thệ trong lễ nhậm chức rằng mình sẽ dẫn dắt quốc gia Bắc Âu này bước vào một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác quân sự với Tây phương, tự hào rằng tư cách thành viên NATO mang lại cho đất nước “khả năng răn đe hạt nhân thực sự” dưới dạng tên lửa của Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.

Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).

Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.