Phân bổ nguồn vốn ngân sách cho y tế, giáo dục

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hôm nay, 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Bố trí nguồn vốn nhà nước cho việc đầu tư giáo dục, y tế là nhiệm vụ được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra ngay từ đầu phiên họp. Các đại biểu cho rằng cần có những đột phá chiến lược trong kế hoạch đầu tư công, đặc biệt là việc quan tâm đầu tư mảng y tế, giáo dục. Bởi lẽ, chỉ khi có đầu tư mạnh mẽ cho các lĩnh vực này mới tạo động lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức khoẻ người dân; người bệnh, người học sẽ không phải chi trả phí dịch vụ cao. Năm 2024, trong tổng số 120.000 tỷ vốn ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế chỉ được phân bổ 1,2 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1%, Bộ Giáo dục được phân bổ 1,5 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1,2%.

Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đề nghị cần phân bổ nguồn tăng cho y tế và giáo dục. Nếu tập trung đầu tư cho giáo dục, y tế trong 5-10 năm, người được hưởng thụ thành quả chính là nhân dân, là động lực để phát triển bền vững.

Cùng quan điểm với đại biểu Hoàng Văn Cường, đại biểu Lê Quân cho rằng để quốc gia có bước đột phá về đổi mới sáng tạo, thì đổi mới sáng tạo phải dựa vào các nhà khoa học nhiều hơn. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, các doanh nghiệp công nghệ còn yếu nên vấn đề phát triển, đổi mới sáng tạo sẽ cần được chú trọng trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quang Huân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho hay: "Hiện nay, mới chỉ có 28% lao động được đào tạo, cấp chứng chỉ. Như vậy là 72% còn lại chưa được qua đào tạo, cấp chứng chỉ, tương đương với khoảng hơn 37 triệu lao động chưa được qua đào tạo, sẽ rất khó giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khó nắm bắt được ngành nghề kinh tế mới và thực hiện đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ. Đề nghị cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho các lĩnh vực còn thiếu lao động. Đồng thời, liên kết với các nước tiên tiến để đào tạo các lĩnh vực mới và khai thác triệt để các quỹ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu QH đối với việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết luật quy định việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong chi thường xuyên cũng như vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.

Cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đa số đại biểu tán thành đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội để phù hợp với tình hình mới. Đồng thời bày tỏ nhất trí khi Luật đã đề cập tới nội dung  quan tâm đến quy định về chính sách nhà ở đối với đội ngũ sỹ quan quân đội.

Trong buổi làm việc chiều nay, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ 'minh bạch - chính xác - kịp thời". Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô.

Tình trạng thiếu trường công lập, sĩ số học sinh/lớp đông luôn là áp lực tại các quận nội thành Hà Nội, nhất là vào mùa tuyển sinh. Thành phố đã có nhiều giải pháp quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để xây trường mới, song vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban chỉ đạo công tác tôn giáo thành phố đã tới thăm, chúc mừng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Bằng nhân đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025, chiều 9/5.

Thảo luận tại chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã chỉ ra những điểm còn thiếu cụ thể, dễ gây lúng túng khi áp dụng Luật Công nghiệp Công nghệ số, từ định nghĩa tài sản số đến các chính sách thu hút nhân lực và ưu đãi doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát công tác cán bộ và không để khoảng trống việc cung cấp dịch vụ hành chính, dịch vụ công phục vụ người dân là chỉ đạo được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp của Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp vào sáng 9/5.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan soạn thảo - cơ quan thẩm tra Luật Dự thảo Luật Công nghiệp số giải trình một số nội dung đại biểu nêu.