Peru mất 56% diện tích sông băng
Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng núi Quốc gia Peru cho biết, quốc gia này nắm giữ 68% sông băng nhiệt đới trên thế giới và nhiệt độ toàn cầu ấm lên đã dẫn đến băng tan chảy và tạo ra các vùng đầm phá mới trên núi. Báo cáo sử dụng hình ảnh vệ tinh cho đến năm 2020 cho thấy, hơn 2.000 sông băng đang bao phủ một diện tích hơn 1.000 km2 ở Peru, giảm đi hơn một nửa so với 2.400 km2 băng tuyết vào năm 1962. Gần như tất cả các sông băng nhiệt đới của Peru đều ở độ cao trên 6.000 mét so với mực nước biển, trong khi các đầm phá mới ở độ cao từ 4.000 đến 5.000 mét. Gần 20 triệu người Peru được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn nước chảy xuống từ các sông băng, giờ đây đang phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt khi băng tan chảy mạnh. Peru là một trong những nước đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với diện tích trải dài từ khu vực rừng Amazon tới những đỉnh núi phủ đầy tuyết.


Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.
Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
0